StableCoin là gì? Những điều cần biết về stable coin trong đầu tư

stablecoin là gì

Đồng tiền ổn định – hay là Stablecoin, là một trong những chủ đề nóng của tiền mã hóa – Cryptocurrency. Chúng là cơ sở để các nhà đầu tư đặt niềm tin, cũng như ứng dụng Cryptocurrency vào thực tế. Vậy Stablecoin là gì? Hiện có bao nhiêu loại Stablecoin trên thị trường Cryptocurrency? Stable coin có những ưu và nhược điểm gì? Và Stablecoin hoạt động theo cơ chế cân bằng giá như thế nào? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!

Stablecoin là gì?

Stablecoin là 1 loại cryptocurrency được hiểu là tài sản kỹ thuật số. Được thiết kế để mô phỏng giá trị của các đồng tiền Fiat như: Đô La, Euro,.. Stablecoin được tạo ra nhằm giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của sự biến động giá (volatility). Stablecoin hoạt động bằng cách gán giá trị thị trường của Stablecoin gắn chặt với giá trị của một tài sản cố định, ổn định hơn như tiền thật (fiat money), hàng hoá (vàng, bạc…). Hoặc có thể là một đồng tiền điện tử khác ít biến động.

Stablecoin dùng chính lợi thế của blockchain và chuyển giao giá trị ngang hàng. Trong khi đó người sử dụng sẽ không phải chịu sự biến động cao như từ các cryptocurrency khác. Đến với Stablecoin, người dùng sẽ không cần để ý về sự phụ thuộc vào bên thứ ba, ngân hàng trung ương.

Ví dụ về Stablecoin:

  • USDT là đồng cryptocurrency được neo giá theo đô la Mỹ với tỷ lệ là 1:1.
  • Đồng cryptocurrencyPAX Gold được neo giá theo 1 troy ounce (ozt). Của thỏi vàng London Good Delivery 400 oz và được lưu trữ trong hầm của Brink.

Một số đồng tiền phổ biến nhất trong danh sách Stablecoin là: Tether (USDT), Dai (DAI), USD Coin (USDC), TrueUSD (TUSD), Paxos Standard (PAXOS) và hàng trăm đồng tiền khác nữa.

Xem thêm: Usdt là gì? Hướng dẫn mua bán usdt an toàn

ví dụ về stablecoin
ví dụ về stablecoin

Các đặc tính cần thiết của một Stablecoin phải có như:

  • Giá cả phải ổn định.
  • Có khả năng được mở rộng.
  • Tính bảo mật cao.
  • Và phi tập trung.

Lý do khiến các nhà đầu tư chọn Stablecoin làm bình ổn giá

Với nhà giao dịch tiền điện tử, stablecoin đóng một vai trò rất quan trọng. Stablecoin xuất hiện như một cái phao cứu sinh khi thị trường đang bập bênh, biến động giá rất lớn.

Stablecoin đã được tạo ra để duy trì sự ổn định ở một thị trường tiền điện tử biến động cao. Trong khi Bitcoin, Ethereum hay những altcoin khác có thể dao động rất nhiều về giá chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Thì Stablecoin vẫn có thể duy trì giá trị tương đối ổn định (khoảng 1 đô la).

Stablecoin làm bình ổn giá
Stablecoin làm bình ổn giá

Vì vậy, Stablecoin đây là cách nhanh nhất để các nhà giao dịch bảo vệ danh mục đầu tư tiền điện tử của họ. Giải pháp này còn giúp họ không phải chuyển đổi chúng thành tiền pháp định (FIAT).

Sử dụng stablecoin là đặc biệt hiệu quả. Đặc biệt là trên thị trường gấu hoặc để giữ lợi nhuận giống như FIAT. Trên thực tế, loại tiền tệ được sử dụng hàng ngày trên thế giới hiện nay vẫn là FIAT.

Cơ chế hoạt động của Stablecoin

Để thu hẹp sự khác biệt giữa sự ổn định tỷ giá tiền pháp định và tiền điện tử. Thì các Stablecoin neo giá trị của chúng qua các cơ chế khác nhau. Chúng được phân loại qua bốn loại Stablecoin sau đây.

Các loại Stablecoin trên thị trường Cryptocurrency

Dưới đây là các loại đồng stablecoin phổ biến trên thị trường hiện nay.

Các loại Stablecoin trên thị trường
Các loại Stablecoin trên thị trường

⁕Loại 1: Fiat — Collateralized

Đây là stablecoin phổ biến nhất trên thị trường hiện nay và hầu hết chúng được cố định bằng USD. Tether(USDT), TrueUSD(TUSD), Paxos(PAX) và USD Coin (USDC) là những ví dụ điển hình. Giữa chúng và USD có tỷ giá hối đoái là 1:1 (mặc dù tỷ lệ này vẫn có biến động, không lớn).

Ưu điểm: Sự ổn định của đồng tiền pháp định ở đây được sử dụng làm tài sản thế chấp, cụ thể là USD.

Nhược điểm: Là những công ty phát hành Stablecoin này chỉ có thể lưu hành số lượng Coin ứng với số lượng bảo mật mà họ có trong ngân hàng. Vì vậy nguồn cung của đồng tiền sẽ bị giới hạn bởi số lượng tiền được bảo đảm bởi ngân hàng phát hành ra công ty. Nhược điểm nữa là nó vẫn phụ thuộc vào ngân hàng và tiền pháp định. Nên stablecoin này vẫn được coi là một loại tiền tệ “tập trung”.

⁕Loại 2: Stablecoin thế chấp bởi hàng hóa

Những Stablecoin này giống với các đồng thế chấp bởi tiền pháp định. Nhưng thay vì sử dụng tiền pháp định, thì loại tài sản này sử dụng những tài sản và hàng hóa có thể trao đổi khác để thế chấp. Những tài sản này bao gồm các kim loại quý và khoáng sản như vàng, bạc, kim cương.

Những hàng hóa có giá trị như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên hoặc bất động sản độc quyền, vân vân. Một ví dụ tiêu biểu về điều này là tiền điện tử được hỗ trợ bởi dầu mỏ của Venezuela có tên là Petromoneda hoặc Petro (PTR).

⁕Loại 3: Stablecoin được thế chấp bởi Crypto

Stablecoin này như có vẻ hơi mâu thuẫn với mục đích là hạn chế biến động giá. Vì như mọi người đều biết thì trên thị trường tiền điện tử có biến động giá lớn. Vì vậy, để lí giải cho bài toán này các nhà phát hành thực hiện những khoản thế chấp được định giá rất cao. Có nghĩa là cứ 1 đôla Stablecoin thì được bảo đảm bằng 2 đô la tiền điện tử.

Ở trong nhóm này có các đồng tiền như Dai (DAI), Maker (MKR), nUSD, Bitshares (BTS) và BitUSD .

Ưu điểm của Stablecoin này: Là nó vẫn giữ nguyên được sự phân cấp của tiền điện tử do ít sự phụ thuộc vào tổ chức ngân hàng truyền thống.

Nhược điểm thường được biết đến là Stablecoin vẫn có nhiều biến động giá hơn Type 1 và khó thiết kế.

⁕Loại 4: Stablecoin từ thuật toán – không thế chấp

Đây là loại Stablecoin không thế chấp và cũng không nhận hỗ trợ từ tiền pháp định hay tiền điện tử. Thay vào đó, chúng tự duy trì sự ổn định qua một thuật toán hoặccơ chế hoạt động. Hợp đồng thông minh thực hiện quản lý sơ đồ cung cầu. Và chị trách nghiệm đảm bảo sự ổn định tỷ giá của Stablecoin này.

Hệ thống thuật toán sẽ tạo ra thêm những đồng tiền mới nếu đồng Stablecoin này được giao dịch quá nhiều. Trong trường hợp khác, hệ thống sẽ mua những đồng tiền trên thị trường, cắt giảm nguồn cung đang lưu hành.

Ví dụ như đồng Primecoin (XPM) và đồng Basis hiện đã không còn tồn tại. Có vẻ đây là đồng Stablecoin phức tạp nhất trong bốn loại mình đã nêu trên. Tuy nhiên hệ thống thuật toán này khá giống với quy trình quản lý nguồn cung của các ngân hàng trung ương. Lý giải như thế có thể bạn sẽ dễ hiểu hơn.

Ưu và nhược điểm của Stablecoin

1. Ưu điểm

Stablecoin mang đến cho con người nhiều lợi ích tuyệt vời. Bằng sự đầu tư kỹ thuật số và hoạt động trên nền tảng Blockchain có thể lập trình.

  • Khả năng thanh toán không biên giới: Stablecoin có thể được gửi đi thông quan nền tảng Internet. Mà không phụ thuộc chịu sự kiểm soát. Vì Stablecoin hoạt động trên Blockchain nên các đồng tiền điện tử và các giao dịch của chúng đều ổn định. Không chịu sự ngăn chặn hay kiểm duyệt nào.
  • Chi phí thấp: Từ sự độc lập, không phụ thuộc vào trung gian, tính chất ngang hàng của Stablecoin. Đã mang lại cho các giao dịch của Stablecoin có chi phí cực rẻ, phải chăng hơn nhiều so với các giao dịch truyền thống.
  • Tốc độ giao dịch nhanh chóng: Hoạt động trên nền tảng Blockchain giúp Stablecoin tốc độ giao dịch cực nhanh. Loại bỏ được thời gian chờ đợi ở các bên trung gian. Thông thường khi mỗi giao dịch bắt đầu thì sau vài phút, tiền sẽ được gửi đến tài khoản của người nhận.
  • Tính minh bạch, rõ ràng: Đối với các đồng tiền điện tử luôn cần phải rõ ràng, tạo độ tin cậy cao thì Stablecoin thể hiện rất tốt điều này. Những sàn giao dịch Stablecoin thực hiện công khai, người dùng được trực tiếp theo dõi mọi hoạt động diễn ra. Những điều này là bất khả thi đối với các khoản thanh toán truyền thống. Nhưng Stablecoin đang cung cấp sự minh bạch rất cần thiết, hữu dụng cho người dùng.
  • Giá cả bình ổn: Là ưu điểm nổi bật mà người dùng tin tưởng lựa chọn Stablecoin để gửi-nhận tiền. Vì họ sẽ không phải lo biến động về giá. So với Bitcoin hay các loại tiền điện tử khác. Stablecoin rất an toàn người dùng dễ dàng kiểm soát giao dịch và giá cả.
ưu điểm binh ổn giá của Stablecoin
ưu điểm binh ổn giá của Stablecoin

2. Nhược điểm

Những mặt tốt của Stablecoin được liệt kê trên đây không đồng nghĩa đây là tiền điện tử hoàn hảo nhất. Trên thực tế, Stablecoin cũng tồn tại hạn chế nhỏ. Ví dụ như:

  • Tập trung hóa: Stablecoin phần lớn(trừ DAI) đều dễ bị chi phối bởi một tổ chức kiểm soát việc phát hành và cung cấp. Điều này đi ngược lại với bản chất vốn có của tiền điện tử, giống như cách mà các ngân hàng đang hoạt động.
  • Có sự phụ thuộc vào thị trường tài chính truyền thống: Stablecoin thường đi liền với tiền tệ Fiat với tiền pháp định. Phụ thuộc cả về giá trị vào tiền pháp định. Có nghĩa là nó chịu tác động từ điều kiện của nền kinh tế toàn cầu, lạm phát,…
  • Không có khả năng tự kiểm soát: Vấn đề này không chỉ riêng Stablecoin, mà tiền điện tử hiện nay đều mắc phải tình trạng này. Trong tương lai, Stablecoin hứa hẹn sẽ không ngừng phát triển hơn nữa. Một chặng đường dài để Stablecoin phát triển như một phương tiện giao dịch chính thống.

Có nên đầu tư vào Stablecoin hay không?

Hiện nay, có rất nhiều ý kiến trái chiều trong cộng đồng về việc liệu rằng Stablecoin có phải là một khoản đầu tư hay không? Mình đưa ra một số nhận định sau để các bạn xem xét và quyết định sau:

  • Stablecoin được thế chấp bằng tiền pháp định rủi ro thấp là một lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư. Chúng có thể được chuyển đổi qua lại với Bitcoin và Altcoin một cách nhanh chóng và dễ dàng.
  • Stablecoin có rủi ro thấp. Vì vậy chúng có thể được coi là một lựa chọn xứng đáng để các bạn xem xét quyết định cho một danh mục đầu tư đa dạng.
  • Một số Stablecoin có thể tăng giá trị và cũng có thể giảm giá. Trong trường hợp này là trường hợp Stablecoin được hỗ trợ bởi tiền điện tử.
  • Giá trị của stablecoin không có khả năng tăng nhiều theo thời gian. Đây có thể không phải là một lựa chọn cho hầu hết các nhà đầu tư.
  • Stablecoin được fiat hỗ trợ có rủi ro lạm phát. Khi các ngân hàng trung ương in nhiều tiền hơn, thì stablecoin sẽ giảm.

Nếu bạn chưa có tài khoản mua bán coin, bạn có thể đăng ký tài khoản Binance mua bán, giao dịch coin (Hiện đây là sàn TOP 1 thế giới hiện tại).

Tổng kết

Như vậy tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người mà nên cân nhắc đầu tư vào Stablecoin hay không. “Không bỏ tất cả trứng vào một rổ”. Không nên tập trung nhiều vào stablecoin hay bất cứ một đồng tiền cụ thể nào đó. Hãy sử dụng nó như một loại tiền phòng thủ trong danh mục đầu tư của bạn. Và hãy là một nhà đầu tư thông minh, thành công bằng sự tìm hiểu thông tin trước khi đưa ra quyết định đầu tư của mình.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về “Stablecoin là gì?” mình tổng hợp và chia sẻ. Cũng như cách phân loại Stablecoin, đánh giá về đồng Stablecoin một cách chính xác nhất. Rất cảm ơn các bạn đã đọc bài viết hãy để lại comment nếu có thắc mắc để mình có thể giải đáp một các nhanh chóng nhất. Và nếu bạn thấy hay hãy đánh giá – share bài viết này để kiến thức được lan tỏa. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết này.

Xem thêm:
  • Altcoin là gì? Tất cả những kiến thức, tiềm năng về ALTCOIN hiện nay
Subscribe
Notify of
guest

0 bình luận
Inline Feedbacks
View all comments