Web 3.0 là gì? Coin web 3.0 là gì? Nếu bạn đã từng tìm hiểu và làm việc với thế hệ web 1.0, 2.0. Thì chắc hẳn bạn đã biết được rằng web 3.0 được xem là tương lai của internet trên toàn thế giới. Khi sử dụng 3.0 người dùng có thể chủ động nắm trong tay danh tính, kiểm soát dữ liệu và làm chủ số phận của chính họ. Trong đó, công nghệ Blockchain và trí tuệ nhân tạo Al luôn đóng vai trò chủ đạo trong mô hình web 3.0. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về web 3.0 là gì trong bài viết dưới đây.
Sơ lược về Web 1.0 và 2.0
Trong những năm 1990 khi Internet mới được ra đời, người ta vẫn còn chưa định nghĩa Web 1.0 là gì mà lúc đó chỉ đơn thuần gọi nó là Internet để sử dụng. Ngày đó, các trang web xây dựng chỉ có thể thụ động cung cấp thông tin. Những người chủ sở hữu website là những người đưa thông tin, còn những người dùng Internet chỉ có thể tiếp nhận thông tin trên đó mà không thể làm gì khác.
Darcy DiNucci chính là người đầu tiên nêu ra khái niệm về Web 2.0. Bà nói như sau:
“Web mà chúng ta đang biết, vốn chỉ đơn giản là tải về hình ảnh vào một cửa sổ trình duyệt tĩnh, đây chỉ là một phần rất nhỏ của web trong tương lai. Những dấu hiệu của Web 2.0 trong thời gian đầu đã xuất hiện dần dần, và chúng ta chỉ mới thấy được những bước đi đầu tiên. Web sắp tới có thể hiểu như là nơi mà các hành động xảy ra….”
Từ lúc đó người ta định nghĩa ngược lại về website trong Internet trước thời 2.0 là Web 1.0.
Sự khác biệt lớn nhất của Web 2.0 và Web 1.0 chính là khả năng tương tác của người dùng. Ở Web 2.0 là những website có khả năng tương tác giữa những người dùng và thông tin website. Bạn có thể thực hiện: đăng ký tài khoản, bình luận, post video trên youtube là những ứng dụng thường thấy nhất. Về mặt kỹ thuật, các Web 2.0 tiến bộ hơn các Web 1.0 ở điểm chúng có thể tách các yêu cầu gửi lên hệ thống và các dữ liệu phản hồi riêng biệt, nó giúp cho bạn không cần phải load lại toàn bộ website để thực hiện thao tác bất kỳ nào đó.
Web 3.0 là gì?
Khi sử dụng Web 3.0 người dùng không chỉ tương tác tốt hơn với nền tảng web mà còn được quyền chủ động trong khâu quản lý dữ liệu, bảo mật danh tính. Mục tiêu của web 3.0 muốn hướng đến là kết nối mọi thiết bị có khả năng truy cập với nhau. Từ đó tạo thành một thế giới mở hay internet of things.
Nói một cách dễ hiểu web 3.0 là gì? web 3.0 là thế hệ thứ ba của internet. Là tầm nhìn thông minh về một internet thông minh không máy chủ. Bao gồm những web phi tập trung kết nối với nhau. Một internet mà người dùng có quyền kiểm soát dữ liệu, danh tính và số phận của chính họ.
Một số tính năng đặc biệt của Web 3.0
- Trí tuệ nhân tạo: Tập trung vào xử lý ngôn ngữ tự nhiên giúp máy tính sẽ hiểu thông tin giống con người hơn để cung cấp kết quả nhanh hơn và phù hợp hơn cho người dùng.
- Đồ họa 3D: Thiết kế ba chiều sẽ được sử dụng trong các trang web và dịch vụ giúp cho hình ảnh rõ ràng.
- Semantic Web (Web ngữ nghĩa): Web nâng cao, trong đó nội dung web được phân tích dựa trên ý nghĩa của từ ngữ.
- Kết nối: Thông tin web được kết nối với siêu dữ liệu giúp người dùng tìm nạp thông tin chính xác nhất. Những thiết bị xung quanh bạn sẽ được kết nối với web, điều đó có nghĩa là nội dung sẽ có thể truy cập ở mọi nơi.
Web 3.0 tập trung chủ yếu vào các công nghệ mạng ngang hàng (P2P) như blockchain. Các công nghệ khác như API mở, định dạng dữ liệu và phần mềm mã nguồn mở được sử dụng trong khi phát triển trong các ứng dụng.
Ưu và nhược điểm của web 3.0 là gì?
Tính đến thời điểm hiện tại, web 3.0 sở hữu rất nhiều ưu thế vượt trội cả về tính phi tập trung. Cũng như khả năng lưu trữ dữ liệu vĩnh viễn.
- Loại bỏ hoàn toàn bên trung gian: Web 3.0 có khả năng tạo ra một đạo lý phi tập trung, kết nối trực tiếp về cùng với nhau mà không cần qua một bên trung gian nào.
- Dữ liệu không thể bị sửa đổi hay thao túng: Những dữ liệu trên chuỗi khối blockchain thường không bị can thiệp bởi bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Một khi bạn đã lưu vào chuỗi khối thì chúng sẽ tồn tại vĩnh viễn.
- Hoạt động 24/7: Dịch vụ triển khai trên web 3.0 luôn hoạt động liên tục 24/7. Bởi hệ thống được vận hành qua các nút mạng trên toàn thế giới thay vì tập chung vào một máy chủ nào đó.
Nhược điểm
Tuy được xem là thế hệ của tương lai, nhưng không phải vì thế mà web 3.0 không có nhược điểm nào. Nó cũng có những hạn chế nhất định của mình, điển hình như:
- Tốc độ xử lý chậm: Việc phải chạy số lượng lớn nút xác thực khiến tốc độ của web 3.0 bị chậm lại.
- Chưa thực sự thân thiện với người dùng: Công nghệ blockchain nhìn chung còn xa lạ với phần đông người dùng. Vì thế, web 3.0 cần có nhiều thời gian để người dùng làm quen và thay thế hoàn toàn web truyền thống.
- Dữ liệu rác tràn ngập: Dữ liệu chữ trên blockchain có tính vĩnh viễn, đúng không thể xóa bỏ. Điều này dẫn đến những dữ liệu rác đã lưu khiến mạng lưới ngày một nặng, tốn nhiều thời gian xử lý hơn.
- Phân quyền: Mọi người dùng đều có quyền truy cập, kiểm soát nền tảng mà họ tham gia.
Một số web phi tập trung và Tokenized Network được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Hiện nay, nền tảng trọng tâm của web 3.0 là nền công nghệ lưu trữ blockchain và Tokenized Network. Từ đó thúc đẩy một thế hệ web thông minh, liên kết được với vạn vật trên thế giới internet. Cụ thể như:
Web phi tập trung
Blockchain được xem là động lực để phát triển chính cho web 3.0. Công nghệ Blockchain cho phép bạn lưu trữ một lượng lớn dữ liệu. Blockchain giống như một cuốn sổ cái kỹ thuật số khổng lồ. Nơi quản lý và lưu trữ dữ liệu một cách nhanh chóng và an toàn nhất. Đặc biệt, một khi đã lưu vào blockchain thông tin dữ liệu gần như không thể can thiệp hay sửa đổi.
Xem thêm: Công nghệ Blockchain là gì? Tìm hiểu về blockchain
Bên cạnh đó, Blockchain còn cung cấp tệp dữ liệu mang tính chất độc nhất, và quản lý chúng. Lớp trạng thái sở hữu tính duy nhất này mang đến giá trị mới cho môi trường internet.
Vì thế, nó sẽ hỗ trợ người dùng gửi dữ liệu tạo bản sao bảo vệ. Đồng thời, cho phép giao dịch trực tiếp peer to peer không cần đến trung gian. Lúc này, các website vận hành theo mô hình như vậy được gọi tắt là web phi tập trung. Hơn nữa, trí tuệ nhân tạo AI cũng được ứng dụng trong mô hình web 3.0. Theo đó, sự liên kết giữa internet of things, AI, Blockchain là không thể tách rời.
Tokenized Network
Hiểu một cách đơn giản, thì đây là mô hình kinh tế phi tập trung gắn liền với thế hệ internet. Tokenized Network hỗ trợ tạo ra một mạng lưới giao dịch với dữ liệu an toàn để lưu trữ trên blockchain.
Bạn có thể sử dụng những dữ liệu này nếu như web 3.0 không có Tokenized Network. Việc này cũng tương tự như việc Bitcoin sẽ không tồn tại nếu thiếu blockchain. Lúc này, blockchain không thể vận hành các nút duy trì không hoạt động.
Web 3.0 gồm những đồng coin nào?
Web 3.0 nó chạy, hoạt động trên các blockchain – thứ mà tiền điện tử cung cấp. Chính vì thế, những blockchain mà có thể cung cấp nền tảng cho web 3.0 hoạt động sẽ được gọi là coin Web 3.0.
Dưới đây là danh sách một sô đồng coin Web 3.0 top đầu, tính theo vốn hóa của thị trường:
Hy vọng với những kiến thức mà chia sẻ kĩ năng đã chia sẻ trên. Đã giúp bạn định nghĩa được web 3.0 là gì? Những điều cần biết về web3 một cách thỏa đáng. Cũng như hiểu được vì sao web 3.0 được xem là nền tảng của thế hệ internet toàn cầu trong tương lai. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy những thông tin trên hữu ích nhé. Cảm ơn bạn!
Xem thêm:
- Play to Earn là gì?Top 5 tựa Game dễ kiếm tiền nhất 2023