Stop Loss trong Forex là gì? 5 cách đặt Stop Loss(SL) chuẩn nhất

stop-loss-trong-dau-tu-la-gi

Đa phần những nhà đầu tư khi bắt đầu tham gia thị trường hay bỏ qua hoặc không coi trọng việc đặt Stop Loss. Trong khi những trader lão làng lại coi đây là việc quan trọng, cần thiết bậc nhất trong mỗi giao dịch. Đây là một sai lầm lớn mà các trader thiếu thực chiến dễ mắc phải. Họ luôn tin rằng mình đúng và thường đặt cảm xúc lên trên thực tế. Các Trader cá mập họ sẽ có cách dừng lỗ bằng lệnh stop loss trong quá trình giao dịch của mình.

Để thực hiện giao dịch chứng khoán tốt, nhà đầu tư cần phân tích kĩ lưỡng và làm tốt quá trình quản trị rủi ro. Đồng thời không thể thiếu là kĩ năng tốt trong việc đặt stop loss. Vậy stop loss là gì? Đặt stop loss như thế nào là đúng nhất?khi nào nên stop loss? Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết về lệnh cắt lỗ trong bài viết dưới đây nhé!

Stop loss là gì?

Stop loss là một lệnh cắt lỗ cho một mã cổ phiếu bạn đặt trước đó. Lệnh mua hoặc bán cổ phiếu của bạn sau đó sẽ tự động được thực hiện khi nó đạt một giá trị nhất định. Đặt stop loss giúp trader tối ưu mức thua lỗ, hạn chế thua lỗ trong một vị thế giao dịch.

Lệnh cắt lỗ giúp nhà đầu tư giới hạn mức lỗ ở mức thấp nhất mà họ có thể chấp nhận, từ đó nhà đầu tư có thể quản lý vốn một cách tốt hơn. Khi giá cặp tiền của bạn đạt đến mức cắt lỗ, lệnh sẽ được đóng lại. Với lệnh mua, trader chỉ có thể thực thi lệnh stop loss ở giá Bid và đặt stop loss tại mức giá dưới giá Bid hiện tại. Khi vị thế bán, các bạn chỉ có thể thực thi lệnh cắt lỗ ở mức giá Ask và đặt stop loss tại mức giá cao hơn mức giá Ask khi đó.

buy-sell-stop-loss
Stop Loss trong Forex là gì?

Ví dụ: Khi bạn đang có số lượng lớn cổ phiếu A với giá mua 20.000đ/cổ phiếu. Để limit lại số tiền thua lỗ bạn có thể chấp nhận được, bạn sẽ đặt lệnh stop loss ở mức giá thấp hơn khoảng 18.000đ/cổ phiếu. Vì thế, nếu cổ phiếu A giảm xuống về 18.000đ/cổ phiếu, lệnh bán sẽ tự động thực hiện mà không cần bạn phải đặt lệnh bán đó.

Chú ý:

  • Đối với vị thế mua (Buy), bạn đặt stop loss thấp hơn so với mức giá khớp lệnh Buy và nằm dưới vùng hỗ trợ quan trọng.
  • Còn với vị thế bán (lệnh Sell), lệnh cắt lỗ sẽ ở trên cao hơn so với giá khớp lệnh và nằm cao hơn vùng kháng cự quan trọng.

Ý nghĩa của việc đặt stop loss

stop-loss
Ý nghĩa Stop Loss trong Forex
Như đã lưu ý nhiều lần, Stop loss đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đầu tư. Một nhà đầu tư giỏi sẽ không bao giờ bỏ qua việc đặt Stop loss trong mỗi giao dịch của mình. Nếu bạn đặt câu hỏi về lý do cần thiết của việc đặt Stop loss, tôi sẽ giải thích ý nghĩa như sau:
1. Giảm rủi ro khi thị trường đảo chiều: Stop loss giúp giảm thiểu tổn thất khi thị trường thay đổi hướng mà không theo đúng dự đoán của nhà đầu tư. Điều này giúp tránh tình trạng mất hết tài khoản đối với các nhà giao dịch.
2. Vượt qua tình trạng tâm lý: Stop loss giúp nhà đầu tư kiểm soát hoàn toàn tình trạng tâm lý “gồng lỗ”. Thường gọi là “tâm lý gồng lỗ”, đây là tình trạng mà hầu hết mọi người đều có, tức là gồng lỗ thêm một khoảng thời gian dù giá cổ phiếu giảm xuống. Họ hy vọng giá sẽ quay đầu và tăng lên theo kỳ vọng ban đầu, vì vậy lỗ ngày càng tăng. Việc này chỉ dừng lại khi có lệnh Stop loss được đặt trước.
3. Giúp giao dịch viên không cần theo dõi thị trường một cách thường xuyên: Không phải tất cả nhà đầu tư đều có thể giám sát thị trường một cách liên tục để đặt lệnh cắt lỗ hoặc chốt lời kịp thời. Lệnh Stop loss là giải pháp để đóng giao dịch và giảm thiểu tổn thất ngay cả khi nhà giao dịch không có mặt.

Cách tính các loại lệnh Stop loss trong Forex

cach-tinh-lenh-stop-loss-trong-forex
Cách tính các lệnh cắt lỗ trong giao dịch Forex

Tùy vào phong cách giao dịch và chiến lược đặt ra mà nhà đầu tư sẽ có cách tính toán và đặt stop loss khác nhau. Thông thường ta có 2 loại lệnh stop loss cơ bản là stop loss mua và bán. Và để tính được Stop loss thì nhà đầu tư có thể làm giống như sau:

Lệnh stop loss bán

Lệnh bán stop loss là một loại lệnh tự động thực hiện việc bán cổ phiếu khi giá nó đạt đến một mức giá nhất định. Trong trường hợp giá cổ phiếu đang giảm dần, đặt lệnh bán stop loss giúp nhà đầu tư nắm bắt được điểm chốt lời hoặc cắt lỗ ở mức giá đã được đặt trước.
Với lệnh bán này, chúng ta nên đặt stop loss ở mức giá cao hơn vùng kháng cự quan trọng hoặc trên dải Bollinger Band, MA vài pips, hoặc theo các mô hình giá.
Ví dụ: Nhà đầu tư mua 1000 cổ phiếu X với giá 30.000đ/cổ phiếu và hy vọng chốt lời ở mức 40.000đ/cổ phiếu. Sau đó, giá cổ phiếu X tăng lên 45.000đ/cổ phiếu. Nhà đầu tư này đặt lệnh bán stop loss ở mức giá 40.000đ. Nếu giá cổ phiếu X giảm xuống dưới mức 40.000đ/cổ phiếu, lệnh stop loss sẽ được kích hoạt và cổ phiếu sẽ được bán với giá thị trường tại thời điểm đó.

Lệnh stop loss mua

Giống như lệnh stop loss sell, lệnh stop loss mua thực hiện lệnh mua cổ phiếu khi nó tăng tới một mức giá do nhà đầu tư cài đặt trước. Fiá mua được cài đặt thường ở trên mức giá thị trường hiện tại. Nếu dự đoán một cổ phiếu đang có dấu hiệu tăng, nhà đầu tư sẽ đặt lệnh stop loss mua để có lợi nhuận chênh lệch từ xu hướng tăng giá này.

Ví dụ: Giá bây giờ của cổ phiếu X là 30.000đ/cổ phiếu. Xét thấy nếu giá cổ phiếu X tăng đến 35.000đ/cổ phiếu thì nó sẽ có xu hướng tăng cao. Lúc này nhà đầu tư A đặt lệnh cắt lỗ đối với cổ phiếu X ở mức giá 35.000đ/cổ phiếu. Sau đó nếu xu hướng tăng như dự đoán, nhà đầu tư sẽ thu về lợi nhuận từ nó.

Với lệnh Buy: ta đặt SL dưới vùng hỗ trợ quan trọng hoặc bên dưới dải băng dưới của Bollinger Band, MA một vài pips.

Cách tính stop loss đúng chuẩn

cach-tinh-stop-loss
Cách tính Stop Loss chuyên nghiệp
Cách tính Stop loss chuẩn không có một quy tắc cụ thể và tuyệt đối, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chiến lược đầu tư của bạn, mục tiêu lợi nhuận, tính toán rủi ro và thị trường cụ thể mà bạn đang giao dịch.
Dưới đây mình sẽ liệt kê một số phương pháp phổ biến để tính toán Stop loss như sau:
1. ATR (Average True Range): ATR là chỉ số đo biến động của giá trong một khoảng thời gian nhất định. Bằng cách nhân ATR với một hệ số (ví dụ: 1, 2, hoặc 3), bạn có thể xác định mức đặt Stop loss. Ví dụ, nếu ATR của một cổ phiếu là 1.50 và bạn muốn đặt Stop loss tương đương với 2 ATR, bạn sẽ đặt Stop loss ở mức 3.00.
2. Đường hỗ trợ kỹ thuật: Dựa trên các mức hỗ trợ kỹ thuật trên biểu đồ, bạn có thể đặt Stop loss dưới mức hỗ trợ gần nhất. Việc này giúp bảo vệ vốn đầu tư trong trường hợp giá cổ phiếu đạt đến hoặc vượt qua mức hỗ trợ này.
3. Tỷ lệ rủi ro/believe: Tỷ lệ rủi ro/believe là việc xác định một tỷ lệ phần trăm mà bạn sẵn lòng chấp nhận làm tổn thất cho mỗi giao dịch. Ví dụ, nếu bạn quyết định rằng bạn sẵn lòng chấp nhận mất tối đa 2% vốn đầu tư của mình trong mỗi giao dịch, bạn có thể tính toán Stop loss dựa trên tỷ lệ này.
Lưu ý rằng việc tính toán dừng lỗ chỉ là một phần trong việc quản lý rủi ro và không đảm bảo tránh hoàn toàn lỗ. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo rằng Stop loss của bạn được đặt ở mức phù hợp với chiến lược đầu tư và điều kiện thị trường hiện tại. Việc tham khảo ý kiến từ chuyên gia hoặc sử dụng các công cụ và phần mềm hỗ trợ có thể giúp bạn tính toán cắt lỗ một cách chính xác hơn.

Hướng dẫn đặt lệnh Stop Loss chi tiết

Bạn nên đặt Stop loss cho mỗi giao dịch để quản lý rủi ro cho bản thân. Giống các nhà đầu tư kỳ cựu họ sẽ không bao giờ bỏ qua lệnh stop loss. Ngay khi xác định đúng vị trí đặt loại lệnh này đã thể hiện được đẳng cấp và trình độ vào lệnh của nhà đầu tư. Quản lý rủi ro bằng SL là cách tối ưu nhất tài khoản của bạn được bảo vệ.

huong-dan-cai-dat-stop-loss
Hướng dẫn đặt Stop Loss cho bạn mới

   

Để đặt lệnh stop loss chuẩn chúng ta thực hiện 5 bước sau:

Bước 1: Bước đầu tiên, ta phải phân tích thị trường rồi xác định nơi vào lệnh. Có toán điểm vào lệnh giúp nhà đầu tư nhận định các khoảng cách về giá tốt. Giúp họ thấy được những thời điểm không tốt để có thể cài lệnh stop loss.

Ta sẽ đến với ví dụ cặp tiền EUR/USD.

Như biểu đồ trên ta thấy giá đang hình thành theo xu hướng tăng. Cặp tiền EUR/USD đã hình thành đáy và đỉnh sau cao hơn đáy của đỉnh trước. nhận định đây là một kênh giá tăng.

Khi giá đạt mức tới kênh giá mở một đáy mới thì sẽ tiếp tục xu hướng tăng. Lúc này ta sẽ đặt lệnh buy tại điểm giá đã chạm vào.

Bước 2: Xác định cụ thể một vị trí  đặt lệnh cắt lỗ/chốt lời (stop loss/take profit)

– Lệnh chốt lời sẽ nằm ở đường xu hướng trên của kênh giá, cách điểm đặt lệnh 440 pip.

– Cắt lỗ sẽ đặt dưới điểm đặt lệnh và ở dưới vùng đáy thứ 2 là 100 pip. Nếu giá giảm dưới đáy này khẳng định kênh giá bị phá vỡ và quá trình xác định xu hướng trên không còn giá trị.

Bước 3: Xác định tỷ lệ R:R (Risk : Reward – tỷ lệ giữa cắt lỗ và chốt lời) có nằm trong phạm vi cho phép hay không. Nếu tỷ lệ này vượt quá mức cho phép thì bạn nên bỏ qua, thực hiện giao dịch khác. Còn nếu R:R = 1:1 hoặc hơn một chút trong khoảng cho phép thì hoàn toàn có thể đặt lệnh.

Tỷ lệ R:R ở trên hiện tại là 1 : 4,4. Tỷ lệ này được cho là giao dịch tốt.

Bước 4: Xác định nếu rủi ro xảy ra nhà đầu tư sẽ mất bao nhiêu.

Để xác định được khối lượng giao dịch phù hợp, nhà đầu tư cần nghĩ đến những trường hợp xấu nhất có thể. Mức độ rủi ro nhiều nhất mỗi lệnh chỉ từ 1 – 2% tổng số vốn của tài khoản.

Nếu bạn giao dịch với 20.000$. Mỗi lệnh giao dịch bạn đặt mức rủi ro thì mức chấp nhận được là 1% tức là 200$. Nếu khi mua cặp tiền EUR/USD trên với stop loss là 100 pip thì ta xác định được khối lượng giao dịch bằng 0.2 lot.

Bước 5: Bắt đầu đặt lệnh theo những chỉ tiêu đã đặt ra như trên.

Theo các tính toán đặt ra chúng ta áp dụng vào ví dụ cặp tiền trên với lệnh buy 0.2 lot giá 1.0570. Lệnh cắt lỗ ta đặt tại 1.0470 (100 pip) và chốt lời ở1.1010 với 440 pip. 

  • Lưu ý, các bạn cần phải kết hợp phân tích kỹ thuật, các chỉ báo, biểu đồ, vùng hỗ trợ, kháng cự để có kết quả tốt nhất nhé.

Ưu nhược điểm của đặt lệnh Stop Loss

Ưu điểm

  • Nó là lệnh được thực hiện tự động nên sẽ đóng khi giá xuống dưới mức nhà đầu tư đã đặt.
  • Giúp các nhà đầu tư giảm thiểu thua lỗ. Khi đặt stop loss thì chắc chắn trader sẽ giới hạn lại khoản lỗ trong khoảng chấp nhận được, mà không cố chấp “gồng lỗ”.
  • Giúp đơn giản hóa giao dịch (dễ sử dụng và cài đặt hơn).
  • Duy trì mức độ rủi ro thấp và tăng lợi nhuận mong muốn cho nhà đầu tư. Đồng thời kiểm soát cảm xúc để họ không bị chi phối khi chờ đợi giá tăng lúc thị trường chứng khoán có biến động mạnh.

Nhược điểm của lệnh cắt lỗ

  • Nếu nhà đầu tư đặt mức SL quá nhỏ và lại có nhiều lệnh giao dịch gần với mức dừng lỗ. Thì sau đó thị trường chỉ cần biến động nhẹ, chúng cũng sẽ tự động đóng sớm khiến trader chịu những tổn thất nhỏ.
  • Không đảm bảo được khi mà có khoảng cách giá (không xảy ra với Admiral Markets).
  • Hiện tại ở một số sàn giao dịch họ có tính phí đặt lệnh stop loss.

Các lưu ý sai lầm khi đặt lệnh stop loss cần tránh 

luu-y-trong-dat-lenh-stop-loss
Sai lầm đặt SL các trader cần tránh

Stop Loss công cụ hiệu quả để có thể tránh rủi ro. Việc đặt SL là điều vô cùng quan trọng, nhưng nếu mắc phải các sai lầm khi đặt lệnh này. Nó sẽ khiến nhà đầu tư dễ rơi vào tình trạng tồi tệ hơn. Dưới đây là các sai lầm cần tránh khi đặt stop loss mà trader nên lưu ý:

#1. Đặt stop loss quá gần giá đặt lệnh

Khi đặt stop loss gần có thể giúp trader thua lỗ số ít nếu chẳng may thị trường đi ngược xu hướng dự đoán. Nhưng vấn đề đặt ra là khi đặt stop loss gần sẽ dẫn đến lệnh của bạn bị quét sớm trước khi giá chính thức đi đúng như hướng bạn kỳ vọng.

Rất nhiều trường hợp khi giá vừa chạm lệnh cắt lỗ, thì ngay lập tức chuyển hướng ngược lại. Điều này khiến nhà đầu tư mất một khoản lợi nhuận đáng kể. Vậy nên hãy đặt SL vừa đủ, dựa vào những vùng tranh chấp giá quan trọng của bên mua và bên bán. Để tránh bỏ lỡ những cơ hội hay buộc phải chấm dứt cuộc chơi sớm trong tiếc nuối.

#2. Đặt stop loss quá xa 

Ngược lại với trường hợp ở trên khi nhà đầu tư lại đặt stop loss đi quá xa. Trường hợp này thì sẽ khó dính stop loss nhưng nếu dính thì cũng là lúc tài khoản của bạn đã bị thua lỗ quá nhiều.

#3. Tự do dời và thả stop loss

Thực hiện hành động này giống như nhà đầu tư giao dịch nhưng không đặt stop loss. Nhiều nhà đầu tư dù đã tính toán kỹ lưỡng nhưng cảm thấy bản thân chưa thỏa mãn. Vẫn muốn tìm lợi nhuận cao hơn khi thị trường xuống sâu hơn nên họ sẽ dời stop loss và rồi thả luôn. Điều này là lưu ý cực kỳ nguy hiểm và sẽ chỉ khiến trader thua lỗ thêm mà thôi đấy.

#4. Không đặt stop loss

Giao dịch không đặt stop loss rất thường xảy ra đối với hai loại nhà đầu tư. Thứ nhất là không muốn đặt, không thèm quan tâm và rồi để thị trường tự quét. Khi thấy thua lỗ đã nhiều thì tiến hành kết thúc lệnh bằng tay. Một trường hợp nữa là nhà đầu tư tự tin quá với phán đoán và thực hiện cắt lệnh vào thời điểm cũng nào. Nhưng ở đây, rủi ro trong giao dịch là không thể nào tính toán và lường được. Nếu như không đặt stop loss hợp lý thì khả năng cháy tài khoản sẽ là rất cao.

Kết luận

Bài viết trên mình đã chia sẻ chi tiết thông tin về stop loss là gì và hướng dẫn cách đặt cắt lỗ trong giao dịch Forex. Các nhà đầu tư dù mới hay cũ hãy nên tìm hiểu về lệnh này để có biện pháp chốt lời, cắt lỗ phù hợp nhất trong chiến dịch đầu tư của mình. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

  • Lot là gì? Khái niệm Lot và những điều cần biết về cách tính lot forex hiệu quả
  • Break Out là gì? Giao dịch hiệu quả và cách để nhận biết Break Out
Subscribe
Notify of
guest

0 bình luận
Inline Feedbacks
View all comments