Staking là gì? Hướng dẫn đầu tư Staking chi tiết từ A đến Z

staking là gì

Kiếm tiền với tiền mã hóa(tiền ảo) hiện được xem là xu hướng, được hưởng ứng mạnh trong nhiều năm gần đây. Và với nhiều nhà đầu tư mua bán Bitcoin, tiền điện tử Staking là khái niệm còn khá mới lạ. Vì vậy, để giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về hình thức này chiasekinang gửi tới mọi người bài viết này về Staking(Proof of Stake) là gì? Staking hoạt động như thế nào? Staking Coin là gì? Có những ưu, nhược điểm và đem lại lợi ích gì cho nhà đầu tư? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Staking coin là gì?

Staking là việc bạn mua và giữ tiền điện tử ở ví tiền điện tử của mình trên các sàn tiền mã hóa uy tín, một dự án Blockchain. Và phải trong một khoảng thời gian cụ thể để sau đó bạn sẽ nhận được một lượng phần thưởng. Điều này cũng tương tự như bạn có một khoản tiền gửi tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng. Và bạn sẽ nhận được một mức lãi suất cố định được xem như tiền thưởng vào cuối thời gian quy định của hợp đồng.

Lưu ý: Phần thưởng các nhà đầu tư nhận được sẽ phụ thuộc vào lượng Coin stake và thời lượng stake.

Hiện nay, nhiều sàn giao dịch cũng đã cung cấp dịch vụ staking để phục vụ người dùng khi sử dụng. Sàn Binance cho phép người dùng kiếm phần thưởng theo cách khá đơn giản và việc bạn cần làm là giữ tiền của mình trên sàn.

Vì vậy, để hiểu sâu hơn Staking thì đầu tiên mọi người cần tìm hiểu cách thức hoạt động của cơ chế PoS (Proof of Stake) và cách thức hoạt động của Staking.

staking cơ chế trả thưởng trên vndc
staking cơ chế trả thưởng trên vndc

Proof of Stake (PoS) là gì?

PoS là cơ chế đồng thuận của Blockchain cho phép các node phải stake coin hoạt động trên Blockchain. Là một thuật toán thỏa thuận cho một số loại tiền điện tử để giúp tạo ra những khối mới mà bạn có thể thêm vào blockchain. Các khối được tạo này sẽ được Stacked (đặt cược) bởi người bất kỳ đang nắm giữ một số tiền điện tử và họ sẽ giúp xác thực một thỏa thuận mới trên nền tảng.

Nó được phát triển dựa vào những người đã tham gia khóa các đồng coin trong khoảng thời gian cụ thể. Và sẽ chuyển giao quyền ngẫu nhiên cho một trong số những người đó để xác thực các khối tiếp theo. Càng nhiều coin bị khóa thì tỷ lệ được chọn sẽ càng cao. Nên có thể thấy hai yếu tố này tỷ lệ thuận với nhau.

Xét trên từng khía cạnh, thì cách làm này của PoS hoàn toàn giống với PoW. Chỉ có điểm khác ở việc quyết định số người tham gia dựa vào số lượng coin tích luỹ. Chứ không phải khả năng giải những thử thách hash với họ.

Trên thực tế, việc tạo ra các khối thông qua staking cho phép mở rộng cao hơn cho các blockchain. Vì vậy nhiều sàn điện tử và người chơi đang chuyển đổi từ PoW sang PoS.

Proof of Stake là gì
Proof of Stake là gì

Những thuật Ngữ trong cơ chế Proof Of Stake

1. Node (Masternode)

Node là những cá nhân hay các tổ chức tham gia xác nhận giao dịch hoặc đóng block của một đồng coin. Node đóng vai trò giữ ổn định trong blockchain, xác nhận giao dịch cho người dùng coin. Node giữ vai trò giúp giữ ổn định trong blockchain, xác nhận giao dịch cho người dùng coin.

2. Validator

Validator có thể hiểu là người kiểm định. Ở thuật toán Proof Of Stake, không phải tất cả các node đều tham gia đóng block mới. Blockchain sẽ chọn ngẫu nhiên một node để kiểm định và đóng block.

3. Forge hoặc Mint

Là chỉ hoạt động kiểm định và đóng block của Validator. Nó dùng để phân biệt với mine (đào) trong POW.

4. Lock và Unlock

Là số coin đặt cọc của node sẽ được mạng lưới lock. Trong quá trình trở thành validator, số coin stake này không được di chuyển, hay giao dịch. Nếu không làm validator nữa thì số coin đó mới được unlock.

5. Stake

Để trở thành một Validator trong Proof of Stake, node phải stake (đặt cọc) một số lượng coin nhất định làm điều kiện tham gia.

Cơ chế hoạt động của Staking là gì?

Quá trình hoạt động của staking dựa vào các trình xác nhận sẽ khóa coin để có thể được chọn ngẫu nhiên trong khoảng thời gian cụ thể nhằm tạo ra các khối. Các blockchain PoS tạo và xác nhận các khối mới thông qua Staking.

Những người tham gia có số tiền tích lũy càng lớn thì càng có cơ hội được chọn làm trình xác nhận cho khối tiếp theo. Vì PoS chọn ngẫu nhiên các khối tiếp theo dựa vào số lượng coin đã đặt cọc.

Tại Việt Nam Staking hoạt động đơn giản bằng cách giữ tiền trong ví và cho phép mọi người tham gia thực hiện các chức năng mạng khác nhau để đổi lấy phần thưởng staking.

Cơ chế hoạt động của Staking
Cơ chế hoạt động của Staking

Phân loại Staking

Staking được phân thành 2 loại hình thức như sau:

Staking bằng cơ chế đồng thuận PoS: Như khái niệm PoS mình đã đưa ra ở trên. Bạn thực hiện cơ chế này bằng cách dùng 1 số lượng tiền điện tử nhất định để staking. Và sau đó nhận lại phần thưởng cho hoạt động xác minh các giao dịch. Dạng staking này được thực hiện và có tác động trực tiếp đến mạng lưới Blockchain.

Một số các dự án được biết có cơ chế Staking như: IOST, WAX, TRX, TomoChain…

Staking bằng cách ủy thác: Từ ví bạn gửi lại đồng coin vào nhóm phát triển dự án (không phải Blockchain riêng). Và cũng nhận lợi nhuận theo định kỳ. Với dạng Staking này bạn sẽ không trực tiếp tham gia vào việc xác thực các giao dịch. Hay những liên quan tới các hoạt động trong mạng lưới đang diễn ra nhưng nó vẫn được gọi là staking. Nó không khác gì là đầu tư ủy thác.

Ví dụ: stake đồng KCS (Kucoin Share) trên sàn giao dịch Kucoin để nhận thưởng thêm KCS. Phần thưởng KCS bạn nhận là từ lợi nhuận đã thu được của sàn. Chứ không phải là từ việc bạn tham gia ngay trên mạng lưới để tạo khối mới và xác minh giao dịch.

Cách thức hoạt động của Staking Coin

Staking đây là một giải pháp thay thế cho việc khai thác tiền điện tử. Nó bao gồm việc giữ tiền điện tử ở trong ví tiền kỹ thuật số để hỗ trợ bảo mật và hoạt động của một mạng blockchain cụ thể. Bằng cách “khóa” tiền điện tử, người dùng có thể nhận được phần thưởng trong quá trình Staking.

Staking Coin hoạt động trên ví tiền điện tử

Trong nhiều trường hợp, việc Staking Coin có thể được thực hiện trực tiếp từ ngay trên ví tiền điện tử của bạn. Mặc dù cũng có thể làm như vậy thông qua một trong những dịch vụ được cung cấp bởi các sàn giao dịch tiền điện tử.

Ví dụ, tại sàn giao dịch tiền điện tử Binance cung cấp tùy chọn Staking cho phép người dùng kiếm phần thưởng theo cách đơn giản – tất cả những gì bạn phải làm là giữ tiền của mình trên sàn giao dịch này.

staking coin ví điện tử
staking coin ví điện tử

Để hiểu đầy đủ về khái niệm Staking là gì bạn cần nắm được cách hoạt động của Proof of Stake (PoS). PoS đây là cơ chế đồng thuận cho phép các blockchain hoạt động hiệu quả hơn về năng lượng và thân thiện với môi trường trong khi vẫn duy trì mức độ phân quyền của chúng (ít nhất là trên lý thuyết).

Giữ tiền trong ví hoặc hợp đồng thông minh

Những phương pháp tiêu chuẩn để Staking thường là giữ tiền trong ví của bạn hoặc khóa chúng ở trong một hợp đồng thông minh (masternode).

Một số đồng tiền mã hóa đã thêm tính ngẫu nhiên vào quá trình Staking và bỏ phiếu để những người chơi xấu gặp khó khăn trong việc thao túng chúng. Quá trình này có thể tương tự như xổ số, trong đó số lượng tiền điện tử bạn nắm giữ tương đương với việc nắm giữ một số lượng vé số nhất định.

Hệ thống cố định cũng có thể cho phép ủy quyền trong đó mỗi cá nhân thực hiện ủy quyền biểu quyết và thu nhập kiếm được của họ cho một bên đáng tin cậy. Những người đại diện đó sau đó kiếm được tất cả phần thưởng cho việc xác nhận khối và họ trả cho những người ủng hộ trung thành của họ một số hình thức cổ tức để đổi lại lá phiếu của họ.

Ưu và nhược điểm của staking

Dưới đây là mốt số ưu và nhược điểm của hình thức staking coin mà bạn nên tham khảo trước khi tham gia vào hình thức này.

 1. Ưu điểm

  • Dễ dàng khai thác: Khi staking, bạn sẽ không cần có dàn máy đào tối tân nữa. Người dùng có thể mua coin dễ dàng rồi trữ chúng trong ví điện tử. Công đoạn tiếp theo là “trở thành người xác nhận” và sau đó là chờ nhận thưởng.
  • Giảm chi phí đầu tư: Quá trình khai thác coin của bạn không cần thông qua thiết bị máy móc đắt tiền và tốn kém như GPU hay ASIC. Sự tối ưu này giúp các trader không bỏ ra nhiều chi phí ban đầu hay phí bảo quản trong quá trình đào.
  • Thân thiện với môi trường: PoS không ăn năng lượng điện và cũng không ảnh hưởng đến hệ sinh thái như PoW. Với staking cũng thế, bạn không cần bỏ ra quá nhiều năng lượng và khiến gây hại cho môi trường.
  • Không đòi hỏi kiến thức kỹ thuật chuyên sâu: Staking không đòi hỏi vốn kiến thức kỹ thuật sâu rộng. Bạn không cần đối diện với bộ máy đào tạo phức tạp như POW. Vì vậy, khi tham gia staking, bạn có thể hoàn toàn thoải mái và tự tin.
  • Lợi nhuận cao: Với hình thức này, khi đầu tư bạn vừa làm tăng giá trị coin trong ví. Bạn vừa có thể nhận được phần thưởng tương ứng của mình khi xác nhận các giao dịch.
ưu điểm của staking
ưu điểm của staking

2. Nhược điểm

  • Chịu rủi ro nếu coin mất giá: Trường hợp tiền điện tử của bạn khóa trong ví bị mất giá. Bạn không kịp thời bán chúng đi nếu còn nằm trong thời hạn khóa. Thì bạn có thể sẽ đối diện với việc đồng coin của mình bị mất giá và thua lỗ.
  • Không thể sử dụng tiền trong ví: Thời gian giữ tiền trong ví đồng nghĩa với việc số coin này đang tạm khóa. Vì thế, lúc này bạn không thể thực hiện bất kỳ giao dịch nào với số coin này. Bạn không thể bán hay làm bất kì điều gì khác.
  • Tính bảo mật chưa được chắc chắn: Tin tặc rất có thể xâm nhập vào ví điện tử của bạn giúp chúng đánh cắp tài sản và thông tin. Vì sử dụng ví nóng bạn cần phải công khai thông tin cá nhân. Nên, tính bảo mật này vẫn đang là điều mà Staking ngày ngày cải thiện.
nhược điểm của staking
nhược điểm của staking

Các thông số cần lưu ý trước khi đầu tư staking

Hãy lưu ý một số thông số để đảm bảo mình đưa ra quyết định đầu tư đúng:

  • Time Lock: Là thời gian mà coin bị lock và sau thời gian này bạn sẽ nhận lại được lượng coin đã tham gia stake( gồm cả lợi nhuận). Khoảng thời gian này do bạn lựa chọn lúc đầu.
  • Time Unlock: Thường được diễn ra sau khi kết thúc stake. Nhưng, số lượng coin tham gia sẽ nhận lại sau một khoảng thời gian nhất định chứ không phải ngay lúc unlock. Chúng tùy thuộc nhiều vào quy tắc của từng dự án, hướng tới sự an toàn giảm thiểu rủi ro. Giúp mạng lưới hoạt động bình thường và có thời gian xử lý nếu số lượng yêu cầu un-stake quá lớn.
  • Lạm phát: Lạm phát xảy ra được tính dựa vào tỷ lệ coin mới sinh ra so sánh chênh lệch với lượng coin đang lưu hành (lớn hoặc nhỏ hơn). Tỷ lệ lạm phát ở đây ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ lưu thông và giá của đồng coin tại thời điểm đó. Đặc biệt là với PoS, lạm phát là thường xuyên xảy ra.
  • Lãi suất: Lãi suất càng lớn thì lượng coin bạn nhận được sau khi Stake càng lớn.
  • Số lượng coin tối thiểu để tham gia stake: Mỗi dự án khác nhau sẽ quy định số lượng coin tối thiểu cần người tham gia đáp ứng.
  • Weight: Hiểu là giá trị của coin, ảnh hưởng đến phần thưởng mà người tham gia sẽ nhận được sau unlock. Thời gian coin đưa vào stake càng lâu với lượng coin càng lớn thì giá trị Weight sẽ càng cao. Và cũng tăng cơ hội cho việc giành được quyền xử lý giao dịch và tạo khối sau đó càng lớn.

Cách để tham gia đầu tư Staking

Đầu tư Staking rất đơn giản. Sau đây mình sẽ nói những bước cơ bản để bạn có thể kiếm được lợi nhuận từ sự án tiền mã hóa nhé!

Cách để tham gia đầu tư Staking
Cách để tham gia đầu tư Staking

Bước 1: Chọn những đồng tiền điện tử có cho phép Staking và mua chúng. Có thể liệt kê như: CSPR, TOMO, ADA, LISK, IOST, ATOM, RAVENPROTOCOL, RUN,… Hãy nhớ là xem xét các chỉ số ở phần trên để lựa chọn loại coin mà bạn muốn stake. Các thông tin này phải đảm bảo phù hợp với nhu cầu, vốn và lãi suất kỳ vọng của bạn, thời gian kỳ staking, và các phí liên quan đến staking.

Bước 2: Mỗi loại coin sẽ có mỗi cách Staking của riêng chúng. Nhưng đều có quy trình thực hiện là bỏ vào ví và khóa lại (coin dùng ví offline, coin dùng ví online). Đặc biệt, với ví offline thì mọi người cần phải tải ví của riêng đồng coin đó về và đồng bộ với máy tính. Và với coin hỗ trợ ví online thì bạn chỉ cần lưu coin lên đó và chờ nhận thưởng.

Bước 3: Sau khi bạn đã setup mọi thứ về ví, việc bạn cần làm tiếp là gửi coin về Staking. Tuy nhiên, đối với Staking bằng ví offline trên máy tính của bạn. Thì bạn cần biết là máy tính của bạn sẽ phải hoạt động 24/24 để Stake.

Bước 4: Và sau khi bạn gửi coin vào Staking thành công thì chỉ cần chờ hết thời hạn như đã quy định của mỗi đồng coin và vào nhận lãi thôi!

Phần thưởng này có thể được gửi trực tiếp vào ví của bạn hoặc được cập nhật trên giao diện của dịch vụ staking. Bạn nên theo dõi các khoản phần thưởng này và đảm bảo rằng ví của bạn được an toàn và đủ dư để nhận phần thưởng.

Phần thưởng staking được tính như thế nào?

Mỗi mạng blockchain lại thể sử dụng những cách tính thưởng khác nhau mà không có một cách tính cụ thể nào.

Thông thường phần thưởng sẽ được điều chỉnh trên cơ sở của từng khối và chịu ảnh hưởng của yếu tố ảnh hưởng khác như:

  • Thời gian tích lũy: Khoảng thời gian mà trình xác thực đang tích cực tham gia Staking.
  • Tổng số coin được tích lũy trên mạng lưới.
  • Tỷ lệ lạm phát.
  • Số người tham gia mạng lưới.
  • ….

Ngoài ra phần thưởng Staking còn được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm cố định. Những phần thưởng được phân phối như bù đắp cho lạm phát. Giúp khuyến khích mọi người dùng đồng coin của họ thay vì giữ chúng để tiết kiệm. Phần thưởng Staking được dự đoán theo lịch trình trước đó. Nên nó cũng góp phần khuyến khích người chơi tham gia vào mạng lưới coin này.

Tại sao bạn nên chọn staking coin?

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để đầu tư kiếm lợi nhuận từ thị trường tiền điện tử. Như là Staking (PoS), Mining (PoW), Trading và cả Lending,…. Trong đó, với Mining (PoW) khi đầu tư thì chúng ta cần phải trang bị máy móc “tối tân” mà điều này còn chưa chắc sẽ hiệu quả. Về Trading, thì là một phương pháp kiếm lợi nhuận quá trình “mua thấp bán cao”. Nhưng hình thức này lại không dành cho tất cả mọi người.

kiếm tiền staking
kiếm tiền staking

Bởi lẽ, không phải ai cũng có thể trade tốt và rủi ro thì vẫn cao đối với những người mới. Còn lại Lending thì chắc hẳn các bạn đã biết. Năm 2017-2018 có rất nhiều anh em phải chết đứng vì hàng loạt dự án Lending “đóng cửa”. Đồng nghĩa với mất trắng tiền.

Xét cho cùng tính cả về điểm ưu và nhược mình đã đề cập ở trên. Thì thực sự Staking coin vẫn là một phương pháp lại lợi nhuận cho nhà đầu tư tiền điện tử mà chịu ít rủi ro nhất.

Kiếm tiền thụ động

Đây là một lợi thế mà chỉ có ở tiền điện tử với cơ chế Proof Of Stake. Bạn chỉ cần gửi coin lên trên một nền tảng hỗ trợ stake, giữ ở đó, không cần di chuyển hay giao dịch gì cũng có thể kiếm thêm coin hàng tháng tạo thêm thu nhập thụ động.

Những nơi thực hiện Stake Coin?

Hiện nay, bạn có thể tham gia stake coin online hoặc offline. Và sẽ có những tùy chọn khác nhau nếu bạn chọn stake online – sử dụng nhóm staking, dịch vụ online hoặc trên sàn giao dịch(bạn có thể tham gia staking trên sàn binance).

Từng phương pháp staking lại có những yêu cầu và điều khoản khác nhau. Bạn nên xem xét kỹ trước khi bắt đầu tham gia stake. Ví dụ: một sàn giao dịch cho phép staking có thể yêu cầu bạn nắm giữ tất cả các coin PoS của mình trên sàn giao dịch đó, nếu không sẽ mất phí hoặc phải lấy chúng đi. Hoặc bạn có thể thử staking trên ví TrustWallet.

Tổng kết

Trong bài viết này mình đã giải đáp cho các bạn về hình thức Staking là gì? Cũng như đánh giá Staking một cách trực quan nhất và an toàn nhất.

Như đã thấy hình thức Staking là một trong những dịch vụ rất đáng để trải nghiệm. Nên hy vọng qua bài viết các bạn sẽ hiểu rõ hơn về giải pháp Staking hiệu quả nhất. Và điều cũng không kém quan trọng là các bạn cần nghiên cứu kỹ thị trường trước khi bắt đầu đầu tư để tránh những rủi ro không đáng có nhé!

Chúc các bạn thành công!!!

Xem thêm:

  • DCA là gì? Sử dụng chiến lược trung bình giá giúp tăng thêm lợi nhuận
Subscribe
Notify of
guest

1 bình luận
Most Voted
Newest Oldest
Inline Feedbacks
View all comments