Đầu tư trên thị trường tài chính nói chung và đầu tư forex nói riêng thời điểm hiện là lĩnh vực đón nhận được nhiều quan tâm. Và một kiến thức bạn không nên bỏ qua để trở thành một nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp đó chính là lý thuyết Dow. Lý thuyết này đã lưu hành gần 100 năm trên thị trường chứng khoán thế giới, trở thành một nền móng quan trọng của phân tích kỹ thuật. Lý thuyết Dow được sử dụng khá phổ biến trong giao dịch tiền điện tử nhằm dự đoán được những biến động về giá và xu hướng của thị trường.
Để có những quyết định giao dịch đúng đắn và trở thành cá mập trong đại dương này các nhà đầu tư cần nắm được 6 nguyên lý cơ bản lý thuyết Dow do Charles H. Dow xây dựng. Lý thuyết Dow là gì? Chi tiết 6 nguyên lý quan trọng của lý thuyết Dow là gì? Cũng như những hạn chế của lý thuyết Dow bạn cần phải biết? Hãy cùng chiasekinang tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này. Mời các bạn theo dõi cùng mình nhé!
Lý thuyết Dow là gì?

Lý thuyết Dow là một bộ 6 nguyên tắc hay tập hợp 6 nguyên lý cơ bản đưa ra giải thích cách mà thị trường chứng khoán vận động. Có thể nói lý thuyết Dow có đóng góp như viên gạch đặt nền móng cho việc nghiên cứu về phân tích kỹ thuật cho nhà đầu tư. Bằng lý thuyết này trader có thể nắm bắt các biến động, xu hướng của thị trường chung, các mã cổ phiếu hay các cặp tiền tệ trên thị trường.
Sử dụng lý thuyết này là trong phân tích kỹ thuật một phần không thể thiếu thời hiện đại. Trên thực tế, bắt nguồn từ Lý thuyết Dow mà các khái niệm như xu hướng tăng, xu hướng giảm, mức hỗ trợ và mức kháng cự được hình thành.
Phần đông nhà đầu tư cho rằng sự tăng giảm của cổ phiếu thường có chiều hướng tương đồng với xu hướng thị trường. Vì vậy khi phân tích kỹ thuật thì các nhà đầu tư cần chú trọng quan tâm đến thị trường chung. Lý thuyết Dow sẽ cho các bạn thấy được xu hướng biến động giá thị trường nói chung hoặc của những mã cổ phiếu và các cặp tiền tệ nói riêng.
Quá trình hình thành lý thuyết Dow
Charles H.Dow đã nghĩ ra Lý thuyết Dow qua thời gian phân tích thị trường tài chính về hành động giá của thị trường vào những năm cuối thế kỷ 19. Ban đầu ông tìm ra và nghiên cứu lý thuyết này rồi viết ra dưới dạng lý thuyết cơ bản, sau đó ông đăng trên tạp chí Wall Street Journal. Bài luận của ông nhanh chóng gây sự chú ý vì lập luận thuyết phục với nhiều dẫn chứng về sự biến động của thị trường chứng khoán. Theo ông, tất cả nhà đầu tư có thể dựa vào các phản ứng của thị trường để tìm kiếm lợi nhuận.

Charles H. Dow sinh ngày 6 tháng 11 năm 1851 trong một gia đình nông dân ở Sterling. Cha của ông mất sớm khi ông mới lên 6 tuổi, điều này khiến ông phải phụ giúp gia đình và phải bỏ học để đi làm thuê.
Ông lớn lên và bắt đầu sự nghiệp đầu tiên là một nhà báo. Năm 1889, H. Dow thành lập “Công ty Dow Jones” và phát hành loại chỉ số đầu tiên – chỉ số Dow Jones (DJIA) là một chỉ số quan trọng trên thị trường chứng khoán.
Charles H. Dow nhấn mạnh một số đặc điểm tiêu biểu trong lý thuyết Dow là tình trạng kinh tế của một quốc gia sẽ phản ánh thị trường chứng khoán nước đó. Các nhà đầu tư nếu phân tích tổng thể chính xác và đầy đủ thì có thể thực sự xác định được biến động thị trường có thể tăng hay giảm trong tương lai.
Quá trình nghiên cứu của ông về lý thuyết Dow đã dừng lại dang dở vào năm 1902 vì Charles H.Dow đột ngột qua đời. Sau này khi ông mất, một người bạn của ông đã thay ông tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện lý thuyết của ông và đưa vào sử dụng như một công cụ hoàn chỉnh, và được dùng phổ biển như ngày nay.
6 nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow bạn cần biết
Dưới đây là nguyên lý cơ bản của lý thuyết dow:
Nguyên lý 1: Giá thị trường phản ánh hầu hết tất cả
Theo lý thuyết Dow, mọi thông tin trên thị trường như lãi suất, thu nhập, lạm phát, tâm lý nhà đầu tư,… từ quá khứ đến hiện tại hay tương lai đều có ảnh hưởng và được thể hiện thông qua giá cổ phiếu và những chỉ số liên quan. Đồng thời, tất cả những thông tin này được xác định và định giá dựa vào thị trường.
Suy ra, điều mà không ai có thể phủ nhận chính là thị trường phản ánh tất cả mọi thứ có liên quan. Nhưng trên thực tế, rất nhiều nhà đầu tư cũng chỉ dựa vào sự biến động của giá cổ phiếu để tìm ra xu hướng chính của thị trường.
Nguyên lý 2: Bao gồm ba xu hướng chính của thị trường

Theo lý thuyết Dow, thị trường chia ra 3 xu hướng chính đó là: (Xu hướng cấp độ 1), xu hướng phụ (Xu hướng cấp độ 2) và xu hướng cuối cùng xu hướng nhỏ (Xu hướng cấp độ 3). Mỗi xu hướng đều có những đặc điểm nhận biết như sau:
- Xu hướng chính (Xu hướng chính cấp 1): Đây là xu hướng được các nhà đầu tư quan tâm nhất. Xu hướng này có thời gian dài nhất từ 1 đến 3 năm và được chia thành 2 nhóm là xu hướng tăng và xu hướng giảm. Để dự đoán chính xác xu hướng này là tương đối khó vì nó không chịu sự thao túng của bất kỳ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào.
- Xu hướng phụ (Xu hướng cấp 2): Thời gian ngắn hơn kéo dài từ 1 đến 3 tháng. Xu hướng phụ có chiều hướng luôn ngược chiều với xu hướng chính. Nếu xu hướng chính thể hiện tăng giá thì xu hướng phụ sẽ là giảm và ngược lại.
- Xu hướng nhỏ (Xu hướng cấp 3): Thời gian của xu hướng này nhỏ nhất thường là dưới 3 tuần. Xu hướng càng nhỏ, thời gian càng ít thì thường không biểu hiện rõ ràng và dễ bị nhiễu. Trên thực tế các nhà đầu tư nhanh nhạy cũng có thể kiếm lời từ xu hướng nhỏ, tỷ lệ ít hơn so với xu hướng lớn.
Nguyên lý 3: 3 giai đoạn phát triển xu hướng chính Lý thuyết Dow

Theo lý thuyết Dow xu thế chính của thị trường chia ra 3 giai đoạn cơ bản, cụ thể như sau:
- Giai đoạn tích lũy: Đây là giai đoạn bắt đầu một xu hướng tăng, với các biến động giá di chuyển rất chậm và gần như không di chuyển. Giai đoạn này thường thấy ở cuối xu thế giảm, giá cổ phiếu mức thấp nên rủi ro về giá là không hề có. Thông thường nhà đầu tư sẽ phân tích và tìm thời điểm tham gia thị trường và ở trong giai đoạn tích lũy. Nhưng, nếu không phải là một nhà đầu tư có kinh nghiệm, sẽ rất khó để bạn đánh giá giá cổ phiếu đã kết thúc đợt giảm giá hay chưa.
- Giai đoạn bùng nổ: Lúc này, nhà đầu tư đã tích lũy được số lượng cổ phiếu nhất định và chờ thời điểm giá có các dấu hiệu khả quan hơn. Giá cổ phiếu bắt đầu bật tăng trưởng trở lại và bùng nổ. Các nhà đầu tư sẽ có vị thế nhất định trên thị trường và có những khoản lợi nhuận khổng lồ.
- Giai đoạn quá độ: Giá cổ phiếu đã tăng đến một ngưỡng nhất định, lúc này nhà đầu tư theo xu hướng tăng sẽ bắt đầu bị yếu thế và thị trường chuyển qua giai đoạn quá độ. Người đang giữ cổ phiếu sẽ bắt đầu bán ra cho nhà đầu tư mới và lại bắt đầu xu hướng giảm tiếp theo.
3 giai đoạn của xu hướng giảm:
– Giai đoạn phân phối: Bắt đầu xu hướng giảm khi nhà đầu tư vẫn tiếp tục mua vào vì tin rằng giá vẫn còn tăng nhưng không biết thực tế mình đang đu đỉnh.
– Giai đoạn tuyệt vọng: Thời điểm nhiều tin xấu xuất hiện khiến cho nhà đầu tư bắt đầu rơi vào trạng thái hoang mang và tìm cách bán tháo.
– Giai đoạn sụp đổ: Giai đoạn thị trường xám xịt, nhà đầu tư bán tháo khiến cho giá tuột dốc không phanh. Lúc này, giai đoạn tích lũy lại bắt đầu và lặp lại xu hướng mới.
Nguyên lý 4: Các xu hướng thị trường được xác định bởi khối lượng giao dịch

Trong một xu hướng nhất định, khối lượng giao dịch có trên thị trường sẽ tăng dần theo xu hướng của trend và giảm dần trong giai đoạn ngược lại. Nghĩa là, nếu giá tăng thì khối lượng giao dịch cũng sẽ tăng, giá giảm kéo theo khối lượng giao dịch giảm.
Tuy nhiên, một vài trường hợp, khối lượng giao dịch lại đi ngược lại với xu hướng của giá. Cho thấy xu thế này mang tính kém bền, khả năng cao là giá chứng khoán thời gian sắp tới sẽ đảo chiều.
Nguyên lý 5: Xác định chỉ số bình quân tương đương

Theo lý thuyết Dow, sự đảo chiều của thị trường giá từ xu hướng đang tăng sang chiều hướng giá giảm còn phụ thuộc vào 2 chỉ số gồm chỉ số Dow Jones và chỉ số ngành vận tải (Transportation Averages). Những tín hiệu xảy ra trên đồ thị ở chỉ số này phải tương ứng với dấu hiệu cũng xuất hiện trên đồ thị thuộc chỉ số kia.
Nguyên lý 6: Xu hướng trên thị trường được duy trì cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều
Xu hướng của thị trường sẽ được tiếp diễn cho đến khi xuất hiện những dấu hiệu đảo chiều. Nhà đầu tư cần tiếp tục kiên nhẫn và quan sát để thấy các dấu hiệu đảo chiều và có cho mình chiến lược giao dịch hiệu quả dựa trên hình thực tế.
Lý thuyết Dow hữu ích như thế nào?
Lý thuyết Dow chủ yếu giúp các nhà đầu tư có thể xác định xu hướng thị trường có độ chính xác cao hơn, nhờ vậy bạn có thể tận dụng được các điểm hành động giá tiềm năng. Lý thuyết Dow còn giúp các nhà đầu tư quyết định hành động một cách thận trọng và không đi ngược lại xu hướng thị trường. Điều quan trọng nhất là Lý thuyết Dow nhấn mạnh tầm quan trọng của giá đóng cửa giống như chỉ báo tốt về tâm lý chung của thị trường.
Theo giả định của lý thuyết Dow trong bất kỳ ngày giao dịch nào, suốt thời gian này các giao dịch có thể diễn ra ở khắp nơi. Nhưng khi giờ đóng cửa đến gần sát, phần đông những người tham gia thị trường sẽ muốn bán sát theo xu hướng. Vì thế, giá đóng cửa của một cổ phiếu thể hiện rõ ràng phản ứng của các nhà đầu tư ngay khi ngày giao dịch kết thúc. Điều này có thể giúp bạn có được cái nhìn sâu sắc về nơi thị trường chung đang hướng đến. Với những thông tin đầu vào này, bạn có thể đưa ra các quyết định giao dịch sáng suốt nếu có thể phát triển các chiến lược giao dịch thông qua lý thuyết Dow.
Hạn chế khi sử dụng lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow có vai trò rất lớn trong phân tích thị trường tài chính giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. Tuy nhiên bên cạnh đó thì lý thuyết này còn tồn tại một số hạn chế nhất định.
- Không hoàn toàn chính xác 100%: Các nguyên lý đưa ra chỉ là cơ sở để nhà đầu tư phân tích thị trường gần đúng nhất. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào khả năng phân tích, đọc các dấu hiệu xuất hiện trên thị trường của nhà đầu tư mà lý thuyết có thể đúng hoặc không.
- Có độ trễ: Ta không thể phủ nhận tính đúng đắn của lý thuyết này là có thể mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Nhưng nếu quá nghiêm khắc và rập khuôn áp dụng bằng những nguyên lý thì bạn có thể mất đi cơ hội kiếm lời, chính xác là ở giai đoạn đảo chiều hay phần cuối của xu hướng.
- Độ chuẩn xác ở giai đoạn trung gian ít: Hầu như lý thuyết Dow không đưa ra các phân tích và dấu hiệu ở giai đoạn trung gian, ngắn hạn cho bạn. Điều này chắc chắn sẽ không có lợi cho những nhà đầu tư ngắn hạn khi phân tích nhận định thị trường.
- Lý thuyết này thường khiến các nhà đầu tư mắc phải băn khoăn, ngập ngừng: Dù theo lý thuyết Dow sẽ giúp cung cấp cho nhà đầu tư những câu trả lời hợp lý, chuẩn xác dựa vào các cơ sở biến động giá trong hiện tại. Nhưng ở một vài trường hợp ngoại lệ mô hình giá vẫn có thể di chuyển không như dự đoán mà lý thuyết dow cho tín hiệu.
Ví dụ như giá một loại tài sản vẫn tăng dù thị trường đang bước vào giai đoạn suy thoái. Khiến cho những nhà đầu tư mới, f0 băn khoăn về tính đúng đắn khi phân tích.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của mình tới các bạn về lý thuyết Dow là gì? Hạn chế của lý thuyết này cùng 6 nguyên tắc bạn cần nắm về lý thuyết Dow trong đầu tư. Lý thuyết Dow là một công cụ phân tích rất quan trọng mà trader cần nắm nếu muốn thành công. Nhà đầu tư đã nắm vững nền tảng lý thuyết Dow này sẽ có thể dự đoán được các biến động, hướng di chuyển tiếp theo thị trường, từ đó thực hiện quyết định giao dịch có chính xác và hiệu quả cao.
Hy vọng những thông tin mà mình chia sẻ sẽ giúp các bạn có một góc nhìn tổng quan nhất giúp ích cho việc đầu tư của bạn trong tương lai. Chúc các bạn thành công!