Funding Rate là thuật ngữ rất quen thuộc đối với nhà đầu tư trong thị trường. Đặc biệt là trong các giao dịch Margin, Futures. Trong Crypto Funding rate là công cụ rất quan trọng giúp đem lại nhiều lợi ích cho trader. Funding rate còn là công cụ giúp nhà đầu tư kiếm thêm được lợi nhuận nếu nắm rõ và phân tích đúng đắn. Vậy nên trong bài viết này mình sẽ giải thích cho các bạn Funding Rate là gì? Đánh giá chi tiết là cách để các bạn tối ưu lợi nhuận đạt được bằng tỷ lệ tài trợ(Funding rate).
Funding rate là gì?
Tỷ lệ tài trợ (funding rate) là một thuật ngữ được sử dụng trong thị trường tiền điện tử, đặc biệt là trong việc giao dịch hợp đồng tương lai (futures contracts) và hợp đồng phái sinh (derivatives contracts). Đây là một khoản phí được thanh toán giữa các bên tham gia giao dịch để duy trì cân bằng giữa giá của hợp đồng phái sinh và giá của tài sản cơ sở (underlying asset).
Trong một hợp đồng tương lai hoặc hợp đồng phái sinh, có hai bên tham gia: người mua (long) và người bán (short).
Tỷ lệ tài trợ hay Funding Rate được tính dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm giá của hợp đồng phái sinh, giá của tài sản cơ sở, thời gian đến khi hợp đồng đáo hạn và tỷ lệ lãi suất thị trường. Funding rate được thay đổi theo thời gian là 8h mỗi ngày và mức Funding rate của các nền tảng giao dịch hay sàn giao dịch đều có sự khác nhau.
Mục đích và cách tính Funding Fee qua Funding Rate

Trong hợp đồng tương lai truyền thống, thanh toán được thực hiện theo chu kỳ hàng tháng hoặc hàng quý, tuỳ thuộc vào điều kiện của từng hợp đồng. Khi thanh toán, giá của hợp đồng tương lai được xác định dựa trên giá thị trường hiện tại và các vị thế đang mở sẽ đáo hạn.
Tuy nhiên, với hợp đồng tương lai vĩnh cửu, các vị thế đang mở không có ngày đáo hạn như trong hợp đồng tương lai truyền thống. Điều này có nghĩa là các nhà giao dịch có thể giữ vị thế ngắn hạn hoặc dài hạn mãi mãi cho đến khi hợp đồng bị thanh lý. Do đó, giao dịch hợp đồng tương lai vĩnh cửu có sự tương đồng với giao dịch trực tiếp (spot trading).
Ngoài ra, kỳ vọng của các nhà đầu tư về tương lai thường khác biệt so với thực tế của thị trường giao ngay, dẫn đến sự chênh lệch giá giữa hai thị trường này là đáng kể.
Vì vậy, tỷ lệ tài trợ được tạo ra để cân bằng giá giữa hai thị trường và tối ưu hóa lợi ích của các nhà đầu tư.
Nếu Funding rate dương: Giá của hợp đồng phái sinh (Perpetual Futures Contract) cao hơn giá của thị trường giao ngay(Spot), người đặt lệnh mua(long) sẽ phải trả phí cho người đặt lệnh bán(short) để duy trì hợp đồng.
Ngược lại Funding rate âm: Nếu giá của hợp đồng phái sinh (Perpetual Futures Contract) thấp hơn giá của thị trường giao ngay(Spot), trader đang đặt lệnh bán(short) sẽ phải trả phí cho trader đặt lệnh mua (long).
SỐ TIỀN PHẢI TRẢ CHO BÊN CÒN LẠI ĐƯỢC TÍNH NHƯ SAU:
FUNDING FEE = FUNDING RATE * TỔNG GIÁ TRỊ VỊ THẾ ĐANG MỞ( Tức Volume vị thế của bạn đã tính cả đòn bẩy)
Ví dụ: Giả sử cặp LINAUSDT có tỉ lệ Funding Rate là -0.75% (mức này khá cao so với trung bình). Nếu bạn mở một vị thế Long với Volume là 1000$ vào thời điểm sàn tính Funding là 7:00 và 23:00 giờ Việt Nam, số tiền bạn nhận được sẽ là: 1000$ x (-0.75) / 100 = -7.5$.
Cơ hội kiếm tiền với funding rate
Funding rate và funding fee có thể mang lại cơ hội kiếm tiền đáng kể cho những người hiểu về chúng. Ngoài việc sử dụng funding rate để đánh giá tâm lý thị trường và hỗ trợ quyết định giao dịch, các nhà giao dịch cũng có thể tận dụng trực tiếp funding fee thông qua chiến lược sau:

- Tìm tài sản có tỷ lệ funding rate dương: Điều này có nghĩa là những nhà giao dịch phe mua sẽ phải trả tiền cho những nhà giao dịch phe bán.
- Chia vốn để mua tài sản và mở vị thế bán ngắn với khối lượng tương đương: Ví dụ, trader A mua 20.000 USD giá trị BTC và đồng thời mở vị thế bán ngắn với cùng số tiền 20.000 USD.
Tính toán funding fee: Giả sử funding rate là 0,01%. Khi đó, funding fee thu được trong một ngày sẽ là: 20.000 x 0,01% x 3 = 6 USD/ngày, tương đương 2.190 USD/năm và mức APR khoảng 10,95%/năm với mức rủi ro thấp.
Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý:
– Chiến lược này chỉ có thể thực hiện với funding rate dương.
– Tỷ lệ funding thường biến đổi thường xuyên, vì vậy không phải lúc nào cũng có thể áp dụng liên tục.
– Sử dụng đòn bẩy rất nhỏ để giảm rủi ro từ biến động giá.
– Chiến lược này nên được coi là một phương pháp phòng ngừa rủi ro và bảo toàn danh mục đầu tư.
– Nó có thể được áp dụng khi tài sản có tỷ lệ funding cao đột biến.
Tóm lại, cơ hội kiếm tiền thông qua funding rate và funding fee tồn tại và có thể tận dụng. Nhưng cần lưu ý các yếu tố rủi ro, biến đổi của tỷ lệ funding và sử dụng các chiến lược phù hợp để đạt được lợi nhuận ổn định.
Tác động của Funding Rate đối với Trader
Tỷ lệ Funding Rate ảnh hưởng đến các trader trong các thị trường tài chính có tính thanh khoản như thị trường tiền điện tử (crypto) và hợp đồng tương lai (futures) theo cách sau:

1. Funding Rate và tâm lý thị trường: Tỷ lệ Funding Rate thể hiện mức chi phí hoặc lợi ích mà một nhà giao dịch phải trả để giữ vị thế mở trong một khoảng thời gian cụ thể. Nếu Funding Rate là dương, người mua sẽ phải trả chi phí cho người bán và ngược lại. Do đó, các trader phải tính toán và đưa ra quyết định dựa trên tỷ lệ tài trợ để xem liệu lợi ích mà họ nhận được từ vị thế mở có đáng kể hay không.
Ngoài tác động trực tiếp đến lợi nhuận của trader thì Funding Rate thể hiện được tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường tiền mã hóa. Do đó, nhà đầu tư có thể xem Funding Rate như một chỉ báo tham khảo và dự đoán xu hướng thị trường tiền mã hóa trong thời gian sắp tới.
2. Ảnh hưởng lên giá cả: Tỷ lệ tài trợ có thể ảnh hưởng đến giá cả của tài sản trong thời gian ngắn. Khi tỷ lệ Funding Rate lớn, những người muốn giữ vị thế trong thời gian dài sẽ phải trả nhiều hơn, điều này có thể tạo ra áp lực bán và ảnh hưởng đến giá cả của tài sản. Điều ngược lại cũng có thể xảy ra khi tỷ lệ Funding Rate âm, khi những người muốn giữ vị thế phải nhận tiền từ những người khác, có thể tạo ra áp lực mua và tác động đến giá cả.
3. Quyết định giữ vị thế: Tỷ lệ Funding Rate có thể ảnh hưởng đến quyết định của các nhà giao dịch về việc giữ vị thế mở trong thời gian dài. Nếu tỷ lệ tài trợ quá cao, người mua có thể xem xét giảm tỷ lệ vị thế hoặc đóng vị thế để tránh chi phí lớn. Ngược lại, khi tỷ lệ Funding Rate âm, người mua có thể có động cơ giữ vị thế mở để nhận lợi nhuận từ chi phí âm.
So sánh Funding Rate trên các sàn giao dịch
Tỷ lệ tài trợ thông thường có mức dao động xung quanh khoảng 0,015%. Tuy nhiên, con số này sẽ khác nhau giữa các sàn do được điều chỉnh dựa trên sự chênh lệch giá của các tài sản mã hóa, lãi suất và quy định riêng của từng sàn.

Một số sàn giao dịch tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư giao dịch hợp đồng tương lai vĩnh cửu bằng cách duy trì Funding Rate ở mức thấp và ổn định. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng trong các trường hợp thị trường không có biến động mạnh (Flash Dump hoặc Pump).

Tóm lại, mức Funding Rate trên các sàn giao dịch thường dao động xung quanh 0,015%. Sự khác biệt giữa các sàn xảy ra do các yếu tố như chênh lệch giá của tài sản mã hóa và lãi suất, và một số sàn có cơ chế riêng để duy trì tỷ lệ tài trợ ở mức thấp và ổn định, trừ khi thị trường gặp biến động mạnh.
Làm sao để theo dõi được Funding Rate
Để theo dõi được trên Binance, bạn có thể truy cập vào Binance Futures và chọn “Thông tin” sau đó chọn “Lịch sử funding rate” để xem lịch sử của chỉ số này cho tất cả các tài sản có giao dịch hợp đồng vĩnh cửu.

Các bạn chọn cặp muốn xem bằng cách chọn vào ô màu trắng như hình, danh sách tất cả các cặp giao dịch sẽ được hiện ra.

Ngoài Binance các bạn cũng có thể theo dõi funding trên sàn BitMEX. Cách truy cập cũng giống như sàn Binance các bạn tuy cập trang web chính thức của sàn BitMEX. Tại giao diện chính bạn đăng nhập vào tài khoản của bạn hoặc có thể nhấn chọn Trade phía trên cùng màn hình. Sau đó trang điều hướng bạn đến một giao diện mới, tại đây bạn có thể xem được tỷ lệ tài trợ của các cặp giao dịch như hình.

Ngoài các sàn giao dịch, Coinglass là một ứng dụng nổi tiếng trong việc cung cấp dữ liệu từ các sàn giao dịch phái sinh. Coinglass cung cấp thông tin đầy đủ về các loại tài sản trên nhiều sàn giao dịch khác nhau.

Lưu ý rằng các sàn giao dịch và ứng dụng có thể cung cấp các công cụ và chức năng khác nhau để theo dõi Funding Rate, vì vậy nên xem xét và tìm hiểu về mỗi nền tảng cụ thể để có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về tỷ lệ tài trợ trên thị trường.
Lời kết
Bài viết trên đây mình đã cung cấp cho các bạn toàn bộ thôn tin về Funding Rate, cách tính chuẩn xác tỷ lệ Funding fee trong thị trường tài chính. Hiện nay Funding Rate có vai trò rất quan trọng trong thị trường phái sinh Crypto. Cơ chế Funding Rate mà các sàn giao dịch phái sinh tiền mã hóa đều sử dụng là giữ cho giá hợp đồng song hành với giá chỉ số trong mọi lúc. (%) Funding rate có sự biến đổi là do phụ thuộc vào yếu tố thị trường, khi giá tăng hoặc giảm. Ngoài ra, tỷ lệ tài trợ cũng khác nhau tùy vào các sàn giao dịch.
Hy vọng qua bài viết của mình các bạn đã hiểu được Funding Rate là gì? Và cơ chế hoạt động của loại tỷ lệ này. Chúc các bạn đầu tư thành công!
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách chơi future binance đơn giản, hiệu quả