Con đường sự nghiệp theo hướng lập trình của mỗi người đều có những hướng đi khác nhau. Chọn lối đi nào phù hợp với bạn nhất, giúp bạn đem lại hiệu quả, sự thành công cho bạn? Dù bạn là cậu sinh viên IT sắp ra trường hay anh dev kì cựu đều có chung câu hỏi như vậy. Bài viết này mình sẽ nói về vị trí lập trình và nghề lập trình là gì.
Nghề lập trình viên là gì?
Lập trình viên(Developer) là những người sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau để thiết kế, xây dựng, tạo ra và bảo trì các chương trình máy tính mà bạn vẫn sử dụng hàng ngày bằng cách viết nhưng đoạn mã để tạo ra những phần mềm hoàn chỉnh cho ta sử dụng nó.
Lập trình viên còn được gọi với những cái tên như là:
- Nhà phát triển phần mềm (Software Developer)
- Lập trình viên máy tính (Computer Programmer)
- Lập trình viên phần mềm (Software Coder) hay gọi tắt là Coder
- Kỹ sư phần mềm (Software Engineer)
Công việc của lập trình viên
Công việc hàng ngày của lập trình viên có thể được phân chia cụ thể thành những việc sau:
- Lập trình web.
- Lập trình hệ thống.
- Lập trình database.
- Lập trình game.
- Lập trình mobile.
Nhiệm vụ chính hàng ngày của một lập trình viên là:
- Xây dựng mới một ứng dụng
- Nâng cấp và sửa chữa các ứng dụng có sẵn
- Xây dựng các chức năng xử lý
- Nghiên cứu và phát triển những công nghệ mới

Tố chất cần có của một lập trình viên
Để có thể trở thành một lập trình viên giỏi, bạn phải phải có những tố chất cần thiết của một lập trình viên như là:
- Sự cẩn thận, tỉ mỉ: Vì tính chất phức tạp của công việc nên lập trình đòi hỏi các lập trình viên phải làm việc một cách cẩn thận tới từng chi tiết. Bởi chỉ cần một lỗi nhỏ bất kỳ trong quá trình làm việc thôi sẽ khiến sản phẩm của bạn thất bại và bạn phải tốn rất nhiều thời gian để sửa chữa nó.
- Độc lập và làm việc nhóm: Các lập trình viên sẽ đảm nhiệm những công việc khác nhau trong dự án sau đó sẽ kết nối lại để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Vì vậy đòi hỏi một lập trình viên phải vừa có khả năng làm việc độc lập, vừa có thể làm việc nhóm với đồng nghiệp.
- Khả năng tự học hỏi nâng cao kiến thức: Đặc thù của nghề đòi hỏi bạn phải luôn học hỏi tiếp thu thêm kiến thức và thực hành thường xuyên để có kỹ năng thành thạo, vì công nghệ luôn thay đổi hàng ngày, nếu bạn không chịu cập nhập sẽ bị tụt lùi phía sau.
- Khả năng thiết kế sáng tạo và tư duy logic: yếu tố này rất quan trọng nhất của một lập trình viên. Để tạo ra một sản phẩm đạt yêu cầu bạn cần phải có thẩm mỹ tốt, khả năng thiết kế, và sắp xếp vấn đề một cách logic.
Lập trình viên làm việc ở đâu?
Với sự phát triển chóng mặt của công nghệ, nghề lập trình đang được chào đóng rất nhiều. Phạm vi làm việc của nghề này rất lớn, có nhiều lĩnh vực cần lập trình viên.
Bạn có thể lựa chọn làm việc và phỏng vấn vị trí IT cho các công ty thiết kế phần mềm, công ty công nghệ, hoặc bộ phận IT của những công ty kinh doanh các lĩnh vực thương mại, công nghiệp, dịch vụ. Vì tính chất công việc làm việc chủ yếu với máy tính, bạn có thể làm việc tại văn phòng công ty hoặc làm việc độc lập tại nhà ( Freelance IT ) đều được.

Sự hiểu biết để phân biệt giữa các lập trình viên
Kiến thức về lập trình là một trong các yếu tố để phân biệt cấp độ của lập trình viên.
Lưu ý:
Con đường sự nghiệp mỗi người mỗi khác, mỗi người lại có những định hướng khác nhau, và cũng có lối đi cho riêng mình.
Dưới đây là các cấp độ, level trong công việc của lập trình viên cần trải qua trong sự nghiệp:
Fresher
Fresher là những sinh viên ngành công nghệ thông tin mới ra trường. Những người vừa mới bắt đầu bước chân vào công việc của lập trình viên.
Fresher là những người đã có trang bị đầy đủ kiến thức căn bản cần có, kiến thức về logic, cấu trúc phần mềm, cơ sở dữ liệu… Và họ cần một môi trường để thực hiện, triển khai, học hỏi và phát triển lên các kỹ năng chính và kỹ năng mềm.

Lập trình viên sơ cấp – Junior Developer
Đặc điểm nổi bật của các lập trình sơ cấp là thiếu kinh nghiệm. Ngay cả những người thông minh, nhanh nhạy, họ cũng không lường hết được các đoạn code, edge case như những lập trình viên lâu năm kinh nghiệm. Tìm thông tin, tham gia các khóa học cũng là một cách nâng cao kiến thức của bản thân. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực chiến vẫn là yếu tố quan trọng quyết định bạn đang ở nấc thang nào
- Có từ 0-3 năm kinh nghiệm (sau khi tốt nghiệp đại học).
- Có thể viết các script đơn giản.
- Hiểu biết sơ bộ về toàn bộ vòng đời của ứng dụng.
- Hiểu sơ bộ về cơ sở dữ liệu và dịch vụ ứng dụng (queues, caching…)
- Không nắm hết được mọi ngóc ngách của các ứng dụng phức tạp.
Khi bạn mới bắt đầu công việc lập trình, có thể là bạn sẽ cảm thấy nản lòng và bực bội. Đôi khi bạn cảm thấy tự ti và không tin là mình có thể tham gia vào các dự án phức tạp.
Ở cấp bậc Junior Developer thường thiếu kinh nghiệm. Cho dù họ rất thông minh và lanh lợi. Nhưng họ cũng không biết rõ hết được về việc code hoặc các tình huống hóc búa có thể sảy ra như lập trình viên có kinh nghiệm lâu năm.
Trong ngôn ngữ lập trình, nắm vững về các software design pattern (các mẫu thiết kế phần mềm) được xem là một dạng kinh nghiệm được tích lũy lâu năm. Mặc dù là bạn có thể đọc sách về các patterns này, nhưng cũng cần phải trải qua nhiều lần viết code thất bại để có thể hiểu sâu sắc về giá trị của các software patterns này.
Senior Developer
Senior Developer là những người thực sự giỏi trong việc xây dựng toàn bộ ứng dụng.
Đây có thể là nấc thang giúp bạn có thể tiến cao hơn trong sự nghiệp. Trở thành một CTO cho một doanh nghiệp start-up. Công việc của CTO thì ít liên quan đến lập trình mà thiên nhiều về kỹ năng quản lý con người. Nhưng những kiến thức kỹ thuật chuyên sâu cũng giúp ích rất nhiều.
- Có từ 4-10+ năm kinh nghiệm.
- Có thể viết các ứng dụng phức tạp.
- Hiểu biết sâu sắc về toàn bộ vòng đời của ứng dụng.
- Hiểu biết sâu sắc về cơ sở dữ liệu và các dịch vụ ứng dụng (queues, caching, v.v…)
- Làm việc thoải mái trên bất kỳ phần nào của một ứng dụng.
Trong thực tế, nếu bạn ghét làm quản lý và bạn chỉ yêu thích việc viết code, thì bạn có thể là một lập trình viên senior trong suốt sự nghiệp.
Lead Developer hoặc Architect
- Có từ 7-10+ năm kinh nghiệm
- Có các kỹ năng cơ bản giống như một lập trình viên senior
- Lead Developer: Là vai trò chuyển tiếp vào một chức vụ quản lý cấp trung (Mid-Level Manager)
- Architect: Là một vai trò kỹ thuật thuần túy
Sau hơn 7+ năm lập trình, nếu như bạn thấy là mình không phù hợp với công việc quản lý, thì việc trở thành một architect là một cấp bậc cao nhất còn lại trên các nấc thang sự nghiệp kỹ thuật.
Các architect đôi khi viết code, nhưng họ thường thiết kế các hệ thống phức tạp mà sẽ được thực hiện bởi các nhóm lập trình viên senior và junior.

Công việc chính của một architect là sử dụng những kiến thức kỹ thuật của mình thu được sau nhiều năm kinh nghiệm để tạo ra cấu trúc cho một dự án phần mềm thành công.
Một lead developer là một lập trình viên senior mà những lập trình viên junior và senior khác tìm đến để được hướng dẫn và chỉ đạo..
Xem thêm: Những website dành cho lập trình viên
Mid-Level Manager – Quản lý cấp trung
Quản lý thường là bước đi mong muốn tiếp theo trong sự nghiệp dành cho các kỹ sư. Có những trọng tâm khác nhau trong việc quản lý. Nếu bạn là người yêu thích theo dõi luồng công việc và có mối ám ảnh về những chi tiết, thì việc trở thành một project manager là lựa chọn đúng đắn. Nếu bạn bị ám ảnh về các tính năng và cải tiến sản phẩm, thì trở thành một product manager lại rất phù hợp.
- Chức danh này thường bao gồm các từ như Manager hoặc Director (Developer Manager, * Product Manager hoặc Project Manager)
- Là sếp (có thể thuê/sa thải) của các lập trình viên
- Báo cáo công việc tới một Senior Leader
Hầu như những vị trí quản lý mà một lập trình viên trở thành thường là developer manager. Vai trò của developer manager là dàn xếp các nhu cầu của product manager và project manager với các thành viên của nhóm phát triển. Vai trò này đòi hỏi kỹ năng mềm rất lớn.
Senior Leader – Quản lý cấp cao
- VP, CTO hoặc CEO
- Là sếp (có thể thuê/sa thải) các quản lý cấp trung
- Báo cáo công việc tới một Senior Leader khác hoặc tới Ban giám đốc
Công việc của một senior leader là đưa ra những quyết định cấp cao và truyền cảm hứng cho nguồn lực lao động của họ đi cùng với những quyết định đó.
Bạn càng leo lên các nấc thang sự nghiệp cao hơn, thì bạn càng ít tiếp xúc với công việc lập trình. Tất cả công việc là về con người.
Công việc của một senior leader là đảm bảo cho tất cả mọi người trong toàn bộ công ty cùng tiến theo một hướng và đảm bảo rằng mọi người đều biết lý do tại sao họ lại đang đi theo hướng đó. Đó là một công việc rất khó khăn. Công việc này đầy nguy hiểm, đau khổ và cạm bẫy.
Các senior leader chẳng phải được sinh ra một cách tự nhiên. Tất cả là sự tôi luyện mà thành. Phải thực hành thật nhiều và thật tốt công việc đó.
Lưu ý:
Không phải ai trở thành quản lý cấp cao nhất mới được gọi là thật sự thành công. Sự nghiệp của nhiều người có thể phát triển tới một mức độ nào đó và dừng lại cho đến khi nghỉ hưu và cũng được coi là đáng mơ ước với nhiều người.
Kết luận
Hiện nay, cơ hội cho các lập trình viên là rất lớn, phong phú và dồi dào. Lập trình viên hiện nay đang có nhu cầu cao hơn so với bất kỳ giai đoạn nào. Vì vậy, đây là một thời điểm tuyệt vời để trở thành một lập trình viên. Hãy cùng cố gắng cho mơ ước của bản thân nhé. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm:
- Ngôn ngữ lập trình là gì? Top ngôn ngữ lập trình HOT hiện nay