Công nghệ Blockchain là gì? Ưu điểm của blockchain và ứng dụng

công nghệ blockchain là gì

Công nghệ blockchain mở ra xu hướng công nghệ 4.0, với sự phát triển của nó đem lại nhiều tiềm năng cho nhiều lĩnh vực khác như: sản xuất, viễn thông, tài chính ngân hàng, bán lẻ…. Cùng mình tìm hiểu thêm về công nghệ blockchain là gì? Ưu nhược điểm của blockchain qua bài viết này nhé.

Blockchain là gì?

Blockchain(hay cuốn sổ cái) được hiểu là một chuỗi các khối có chứa thông tin. Cái tên Blockchain của nó đã nói lên tất cả – block (khối) và chain (chuỗi). Mỗi khối chứa một phần dữ liệu. Dữ liệu mới nhất luôn được thêm vào ở đầu chuỗi, trong khi dữ liệu lâu đời nhất đặt ở phía dưới đáy.

Blockchain như là một cuốn số cái kế toán công cộng. Trong đó, mọi thông tin đều được lưu trữ và truyền tải một cách minh bạch, tin cậy, toàn vẹn, không thể nào thay đổi hay thực hiện gian lận được.

Blockchain hiện đang là một công nghệ mới, nó ra đời để giúp cải thiện được rất nhiều những mặt hạn chế của những cách lưu trữ và trao đổi thông tin trước đây. Bởi vì vậy, mà blockchain ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hiện nay: kinh tế tài chính, giáo dục, nông nghiệp, công nghiệp, y tế hay giáo dục, lĩnh vực giải trí ….

Blockchain đang là một công nghệ đặc biệt hứa hẹn và mang tính cách mạng vì nó giúp giảm rất nhiều rủi ro, ngăn chặn gian lận và mang lại sự minh bạch theo cách có thể mở rộng cho vô số công dụng đem lại.

Công nghệ Blockchain
Công nghệ Blockchain

Sâu về kỹ thuật hơn:

Công nghệ Blockchain là một database phân tán (không tập trung) mà trong đó dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các blocks.

Body của một block nó sẽ mang theo các transactions trên dữ liệu (như state machine). Các Block được kết nối với nhau theo dạng linked list (danh sách liên kết) dưới dạng mã hóa SHA256. Một block có mã hóa bao gồm cả địa chỉ của block trước và body của chính nó nên khi một block được add vào, nó không thể thay đổi cũng như việc tái sắp xếp.

Sự hình thành của Blockchain

Vào năm 1991, Blockchain được mô tả, trình bày bởi W. Scott Stornetta và Stuart Haber. Mục đích chính là đánh dấu thời gian vào các tài liệu để nó trở nên bất biến. Việc này có nghĩa là bạn không thể sửa đổi ngày với bất kì một hình thức nào.

Trong năm 2008, nền tài chính của thế giới sụp đổ. Cũng là thời điểm vàng cho một nhân vật hay một nhóm ẩn danh có tên là Satoshi Nakamoto tạo ra một giao thức mã nguồn mở được đặt tên là Bitcoin.

Đó là lần đầu tiên thế giới được biết đến Blockchain!

Công nghệ Blockchain

Công nghệ blockchain ra đời và nó sẽ thay đổi cách thức hoạt động của các sàn giao dịch chứng khoán. Các khoản vay và cả các hợp đồng bảo hiểm.

Nhờ công nghệ blockchain sẽ loại bỏ tài khoản ngân hàng và các dịch vụ được cung cấp bởi các ngân hàng. Hầu như mọi tổ chức tài chính sẽ phá sản hoặc buộc họ phải thay đổi căn bản nếu muốn tồn tại.

Công nghệ Blockchain
Công nghệ Blockchain

Nhân viên trong ngân hàng sẽ trở thành cố vấn đơn thuần. Không phải là người thủ quỹ. Hoạt động môi giới chứng khoán sẽ không còn có thể kiếm được hoa hồng và chênh lệch giữa mua/bán sẽ biến mất.

Blockchain dùng để làm gì?

Blockchain dùng để lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết lại với nhau. Nó được quản lý bởi tất cả những người tham gia trong hệ thống.

Thay vì cần một bên thứ 3 riêng lẻ như nhà nước hay ngân hàng trung ương. Đồng thời, nó cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn bằng một hệ thống mã hóa phức tạp và được mở rộng theo thời gian.

Hơn nữa, công nghệ này được tạo ra để chống lại sự thay đổi dữ liệu ở trong hệ thống. Ngoài ra, nó cũng có một tính năng rất đặc biệt đó là việc truyền tải dữ liệu không cần đòi hỏi một trung gian nào để xác nhận thông tin.

Khi thông tin khi được nhập vào trong chuỗi khối blockchain thì sẽ không thể thay đổi và chỉ có thể bổ sung thêm khi có sự chấp thuận của tất cả mọi người trong hệ thống.

Đây là một hệ thống đảm bảo sự an toàn rất cao cho các dữ liệu trước những nguy cơ bị đánh cắp. Nhất là đối với các loại dữ liệu nhạy cảm như là tài khoản ngân hàng online, tài khoản thẻ thanh toán… Nếu như có một phần của hệ thống blockchain bị tấn công, thì những phần khác trong hệ thống không bị ảnh hưởng và vẫn tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin.

Ưu điểm của Blockchain là gì?

Những ưu điểm của công nghệ blockchain khiến nó trở thành xu hướng công nghệ hàng đầu hiện nay:

1. Tính minh bạch và không thể phá vỡ:

Đây chính là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của nó. Tất cả mọi thông tin được lưu trữ, truyền tải và xử lý ở trong hệ thống blockchain, đều được thể hiện một cách minh bạch, rõ ràng nhất và không thể thay đổi nó, không thể giả mạo và không thể phá vỡ.

Vì thế, nếu như bạn muốn truy xuất những thông tin về giao dịch của mình hay của người khác thì bạn sẽ không bao giờ phải lo ngại về sự thiếu chính xác của dữ liệu.

2. Đặc tính ẩn danh:

Trọng tâm trong việc bảo vệ sự riêng tư của blockchain chính là khả năng ẩn danh người dùng. Chức năng này sẽ giúp bạn thực hiện giao dịch một cách an toàn, bảo mật mà bạn không cần phải lo ngại rằng ai đó biết được danh tính của mình. Vì vậy mà blockchain tạo ra một niềm tin rất lớn đối với người dùng, giúp bạn cảm thấy an tâm hơn khi tham gia vào cộng đồng Blockchain.

4. Rút ngắn được thời gian và giúp tiết kiệm chi phí:

Nếu giao dịch theo kiểu truyền thống, cần phải có bên thứ 3 để xác thực, tạo sự tin cậy và minh bạch và bạn sẽ phải chịu thêm chi phí cho bên thứ 3. Tuy nhiên, đối với ứng dụng blockchain vào giao dịch của mình, với sự phát triển của hợp đồng thông minh (smart contract) bạn và đối tác của bạn sẽ là người trực tiếp thực hiện giao dịch và hệ thống trên blockchain sẽ là người xác nhận cho bạn, mà không cần tốn thêm chi phí, và tiết kiệm được cả về thời gian giao dịch.

Ưu điểm của Blockchain
Ưu điểm của Blockchain

5. Tính ứng dụng rộng rãi:

Hiện nay công nghệ blockchain có thể ứng dụng rộng rãi trong nhiều mặt đời sống hiện nay. Ví dụ như ứng dụng blockchain trong nông nghiệp thực phẩm, bầu cử kỹ thuật số, trong quản lý giáo dục…. và điểm nổi bậc nhất vẫn là công nghệ blockchain được ứng dụng trong các giao dịch tài chính.

Phân loại Blockchain hiện nay

Hệ thống Blockchain hiện nay được chia thành 3 loại chính:

Public:

Ai cũng sẽ có quyền đọc và ghi dữ liệu trên Blockchain. Quá trình thực hiện giao dịch trên Blockchain này sẽ đòi hỏi hàng ngìn hàng vạn nút tham gia. Vì thế, nó rất khó để hacker có thể tấn công do chi phí quá cao.

Xem thêm: node- nút là gì trong blockchain? Tìm hiểu về node trong blockchain

Private:

Người dùng chỉ có quyền thực hiện đọc dữ liệu, không có quyền ghi vì quyền này thuộc về bên một tổ chức bên thứ ba đáng tin cậy. Bên thứ ba này có toàn quyền quyết định mọi thay đổi trên Blockchain. Thời gian giao dịch nhanh và chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác nhận.

Permissoned:

Một dạng của Private nhưng bổ sung thêm tính năng, kết hợp giữa niềm tin khi tham gia vào mạng Public, và niềm tin tuyệt đối khi tham gia vào Private. Ví dụ: Các ngân hàng hay một tổ chức tài chính liên doanh sẽ sử dụng Blockchain cho riêng mình.

Các phiên bản của công nghệ Blockchain

phiên bản của công nghệ Blockchain
phiên bản của công nghệ Blockchain

Blockchain 1.0: Tiền tệ

Ý tưởng này như là một phần thưởng thông qua việc thực hiện giải đố các bài toán được Hal Finney giới thiệu vào năm 2005. Người đã tạo ra khái niệm đầu tiên cho tiền điện tử (việc triển khai của sổ cái công nghệ phân tán). Sổ cái này sẽ cho phép các giao dịch tài chính dựa trên công nghệ Blockchain, Bitcoin chính là ứng dụng đầu tiên của BlockChain, Bitcoin được coi như “Tiền của Internet”.

Xem thêm: Tiền điện tử là gì? Những thông tin cần biết về tiền điện tử

Blockchain 2.0: Hợp đồng thông minh (Smart Contracts)

Các vấn đề xảy ra với Bitcoin là việc khai thác quá lãng phí và thiếu khả năng mở rộng mạng lưới. Để khắc phục những vấn đề này, hệ thống Blockchain mở rộng ra khỏi lĩnh vực tiền điện tử phát triển chương trình mới gọi là “Hợp đồng thông minh”. Là các chương trình máy tính trong Blockchain, nó sẽ tự động thực thi và kiểm tra các điều khoản. Tốc độ xử lý của nó nhanh hơn rất nhiều so với Bitcoin, và ví dụ điển hình nhất chính là Ethereum.

Xem thêm: Smart Contract là gì? 7 Lợi ích thiết thực khi sử dụng SC

Blockchain 3.0: Dapps (Decentralized Applications – Ứng dụng phi tập trung)

Dapps phát triển sử dụng để lưu trữ phi tập trung và công khai, mã của nó được chạy trên một mạng ngang hàng (Peer-to-Peer). Một Dapps có thể có giao diện người dùng và được lưu trữ trên các kho lưu trữ phi tập trung và nó có thể được viết bằng bất kỳ ngôn ngữ nào.

Công nghệ blockchain và ứng dụng của nó

Công nghệ Blockchain được ứng dụng trong cuộc sống. Một số ngành công nghiệp, sản xuất mà công nghệ Blockchain có thể ứng dụng, tác động đến như là:

  • Công nghệ ô tô Automotive (Automotive)
  • Chế tạo (Manufacturing)
  • Công nghệ, truyền thông và viễn thông (Tech, media & Telecommunications)
  • Dịch vụ tài chính (Financial Services)
  • Nghệ thuật & Giải trí (Art & Recreation)
  • Chăm sóc sức khỏe (Healthcare)
  • Bảo hiểm (Insurance)
  • Bán lẻ (Retail)
  • Khu vực công (Public Sector)
  • Bất động sản (Property)
  • Nông nghiệp (Agricultural)
  • Khai thác (Mining)
  • Vận tải và Logistics (Transport & Logistics)
  • Công trình hạ tầng kỹ thuật (Utility)

Ngoài ra, hiện đang có rất nhiều lĩnh vực khác đang tiến hành áp dụng công nghệ này.

Ứng dụng của công nghệ blockchain trong lĩnh vực tài chính

Trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng hiện nay, vấn đề bảo mật dữ liệu thông tin người dùng hay vấn đề tham nhũng, lạm quyền là đang là những câu chuyện rất nan giải.

Nhưng với sự phát triển và ứng dụng công nghệ blockchain đang được chú ý với các nhiều điểm nổi bật trong tính năng như độ bảo mật cao, thời gian giao dịch nhanh, tiết kiệm chi phí, tối thiểu hóa rủi ro trong quá trình giao dịch. Một số  ưu điểm khác có thể kể đến nữa như:

  • Xác thực thông tin khách hàng, khả năng tín dụng trực tiếp mà không cần qua khâu trung gian
  • Tính bảo mật cao và tiện lợi với công nghệ xác minh danh tính, 
  • Sự nhanh chóng trong thanh toán và cập nhật giao dịch liên tục, chính xác
  • Quản lý và hạn chế rủi ro về trục trặc kỹ thuật và vỡ nợ trước các giao dịch
  • Hệ thống quản lý thông minh cho phép giúp các tính năng liên tục đổi mới và cải tiến dựa trên sự đồng thuận của cộng đồng người dùng trong chuỗi.

Sự phổ biến của công nghệ blockchain dự báo sẽ còn tăng trưởng mạnh trong tương lai. Với những tín hiệu thực tế hiện nay cho thấy công nghệ này sẽ dần đi vào từng ngóc ngách trong đời sống của chúng ta.

Bài viết là những chia sẻ của mình về blockchain là gì? Những điều cần biết về blockchain cũng như những ứng dụng của nó hiện nay. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết của mình.

Nguồn: chiasekinang.com

Tham khảo thêm tại : https://vi.wikipedia.org/wiki/Blockchain

Danh mục bài viết: https://chiasekinang.com/cong-nghe/

Subscribe
Notify of
guest

0 bình luận
Inline Feedbacks
View all comments