Hiện nay, tiền điện tử đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Bởi sự tiện dụng cũng như lợi nhuận to lớn nó đem lại. Nếu là người đã tham gia thị trường tiền ảo, bạn cũng đã có cho mình một kiến thức vững vàng. Để có thể đầu tư và lựa chọn được coin tiềm năng. Nhưng nếu bạn chỉ là người mới bắt đầu, bạn sẽ phải trau dồi cho mình một số kiến thức cần thiết. Bởi vì rất có thể bạn sẽ đầu tư sai chỗ. Vậy giải pháp nào là an toàn nhất khi bạn mới bước vào thị trường tiền điện tử. Đó chính là lựa chọn các đồng Coin nền tảng.
Vậy Coin nền tảng là gì? Và lựa chọn coin nền tảng nào là an toàn và đem về lợi nhuận cao? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp dưới phần sau đây của bài viết này.
Coin nền tảng là gì?
Hiện nay trên các diễn đàn, các bài viết đều sử dụng các khái niệm khác nhau về Coin nền tảng. Giải thích đơn giản thì Coin nền tảng (Platform Token) là một đồng tiền ảo có chỗ đứng trên thị trường. Được ra mắt trong một khoảng thời gian tương đối dài. Các coin này hoạt động trên một blockchain riêng biệt của chính nó. Hay nói đúng hơn là nó hưởng lợi ích từ chính blockchain mà nó tự thành lập. Coin nền tảng có tính bảo mật cao. Ngoài ra còn có các chính sách hỗ trợ giao dịch, độc lập, không phụ thuộc vào bên thứ 3.
Chính vì thế nên chúng có thể tự do mở rộng và phát triển. Trở thành một coin tiềm năng. Và luôn là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư lâu năm cũng như các nhà đầu tư mới.

Lý do nên đầu tư vào coin nền tảng là gì?
Coin nền tảng là những đồng coin đã tồn tại rất lâu trên thị trường, nó có uy tín và an toàn. Coin nền tảng chúng sở hữu và được xây dựng trên một blockchain riêng. Nó có công nghệ, tính ứng dụng nên chắc chắn nó hữu ích và an toàn hơn nhiều so với đồng coin khác.
So với việc bạn tham gia đầu tư vào những đồng coin không có công nghệ, không có tên tuổi, thì việc đầu tư vào coin nền tảng luôn là việc được đánh giá coin, bởi nó có tiềm năng để đi dài hạn.
Nhưng, coin nền tảng cững có nhược điểm bạn nên biết:
- Những đồng coin nền tảng thường tăng trưởng giá ở mức độ ổn định, chứ rất khó là “fly to the moon” nhanh.
- Giá của các đồng coin nền tảng vẫn chịu ảnh hưởng chung từ giá Bitcoin và biến động chung của thị trường tiền điện tử.
Hệ sinh thái của các Coin nền tảng
Hệ sinh thái là một trong những yếu tố quan trọng mật thiết của một coin nền tảng. Nó tác động đến tiềm năng cũng như sự phát triển của bất kì coin nào nằm trong đó. Hệ sinh thái chính là nền tảng blockchain của các coin nền tảng.
Vì vậy, hệ sinh thái có thể hiểu là nơi cho phép các nhà phát triển xây dựng sản phẩm của họ trên hệ thống công nghệ đó. Từ đó mở rộng và phát triển. Mỗi một sản phẩm sẽ trở thành một cơ sơ hạ tầng và chúng được kết nối, hỗ trợ lẫn nhau. Nhằm mục đích góp phần làm cho hệ sinh thái ngày càng phát triển hơn.

Nhìn vào thị trường điện tử, hệ thống được sử dụng là blockchain mà platform token được xây dựng trên đó. Các sản phẩm cơ sở hạ tầng có thể được kể đến như ví điện tử, sàn giao dịch tập trung, sàn giao dịch phi tập trung, các ứng dụng phi tập trung…
Phân loại các Coin nền tảng
Trên thị trường không quá nhiều Platform Token. So với số lượng còn lại của thị trường điện tử là không đáng kể. Nhưng việc phân loại ra chúng sẽ khiến các nhà đầu tư dễ nhìn nhận được tính chất, đặc điểm cũng như xu hướng phát triển của Coin nền tảng. Các loại Platform Token cơ bản bao gồm:
- Metaverse: có thể hiểu là một không gian ảo được xây dựng từ các công cụ hỗ trợ như công nghệ thực tế ảo – Virtual Reality (VR) và công nghệ thực tế ảo tăng cường – Augmented Reality (AR) mang đến chúng ta có những trải nghiệm chân thực nhất. Mọi dịch vụ đều được thanh toán bằng coin thuộc dự án thông qua internet.
- NFT: đây là viết tắt của cụm Non-Fungible Token, có nghĩa là một loại token đại diện cho đặc tính duy nhất, không thể thay thế. Hầu hết, các dự án nổi lên với xu hướng này thường là các dự án về game blockchain.
- Web 3.0: Đây có thể được xem là Platform Token xuất hiện mới nhất hiện nay. Đây là một sự kết hợp công nghệ đột phá giữa Coin nền tảng Web 1.0 và 2.0 đã tạo ra một phiên bản hoàn toàn mới.
Hai mặt của việc đầu tư vào Coin nền tảng
So với việc đầu tư những đồng không công nghệ, không hệ thống. Thì tại sao bạn không gửi gắm tài sản vào các Coin nền tảng. Như đã giải thích ở trên, Platform Token đã xuất hiện ở trên thị trường một khoảng thời gian đủ dài, đủ uy tín. Và đặc biệt, chúng có một hệ thống blockchain của riêng mình.Tuy nhiên, Coin nền tảng cũng có nhược điểm của chính mình:
- Thứ nhất, với các nhà đầu tư thích mạo hiểm, muốn giàu nhanh trong một đêm. Thì đây không phải lựa chọn thích hợp. Bởi các đồng này luôn có sự tăng trưởng ổn định, không thể nhảy vọt như các đồng coin khác.
- Thứ hai, mặc dù có hệ thống Blockchain riêng biệt, một câu chuyện của riêng nó. Nhưng các đồng Coin nền tảng vẫn sẽ chịu ảnh hưởng chung từ giá Bitcoin. Và cũng chịu ảnh hưởng bởi các biến động bất ngờ từ thị trường tiền điện tử. Đó là điều không thể tránh khỏi nếu bạn tham gia đầu tư tiền ảo.
Một số Coin nền tảng bạn không thể bỏ qua

Trên thị trường có rất nhiều đồng tiền điện tử xuất hiện. Lí do đơn giản vì đây là thị trường tiềm năng và phát triển song song với các nền kĩ thuật điện tử tiên tiến.
Nhưng sự xuất hiện dày đặc của các coin, đã khiến các nhà đầu tư hoang mang, không biết nên lựa chọn như thế nào. Dựa trên mức độ uy tín và tiềm năng, Chia sẻ kĩ năng sẽ tổng hợp cho bạn một số Platform Token. Dưới đây là một số đồng bạn có thể cân nhắc để tránh mạo hiểm. Liên kết của mỗi từ khóa sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về từng đồng.
#1 Coin nền tảng ETH (thuộc Ethereum)
Bất chấp sự phát triển của nhiều mạng blockchain khác, những ứng dụng phi tập trung (dApps) vẫn tập trung rất nhiều trên nền tảng Ethereum. Máy ảo Ethereum (EVM) chính là động lực chủ yếu của xu hướng này.
Trong hệ sinh thái Ethereum, đồng Ether (ETH) được sử dụng với mục đích chủ yếu để tính toán phí giao dịch.
Hiện nay, đồng tiền điện thử ETH được xếp thứ 2 thị trường chỉ sau đồng Bitcoin. Còn ở trong mạng lưới Altcoin vẫn chưa có đối thủ nào vượt qua được ETH. Cũng như BTC, đồng ETH còn có thể sử dụng để thanh toán cho mọi mặt hàng, dịch vụ tại các điểm giao dịch chấp nhận đồng tiền này.
Những dự án muốn phát triển ở trên Ethereum cũng cần phải sở hữu và lock một lượng ETH nhất định. Điều này cũng làm gián tiếp giúp tăng nhanh giá của ETH trong thời gian gần đây khi số lượng các dự án trên Ethereum phát triển mạnh mẽ. Khi mà hệ sinh thái Ethereum vẫn đang là một mảnh đất màu mỡ cho cho các nền tảng xây dựng bên trên thì giá của đồng ETH chắc chắn sẽ còn tiếp tục tăng và ổn định trong thời gian sắp tới.
#2 BNB – Hệ sinh thái Binance Smart Chain
Binance Coin(coin sàn bianance) là một trong những đồng coi nền tảng thuộc hệ sinh thái Binance Smart Chain – đây một hệ sinh thái thanh toán lớn mạnh và được xem là một sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất thế giới hiện nay.
Binance Smart Chain là một hệ sinh thái tiền điện tử với chi phí khá thấp nhưng có tốc độ giao dịch cao phù hợp với những hoạt động giao dịch trên thị trường tài chính phi tập trung(defi). Cũng chính vì vậy mà BNB được xem là một trong những đồng coin có nền tảng khá tốt và được nhiều nhà đầu tư đánh giá đây là một đồng coin nền tảng có hệ sinh thái tiềm năng, có khả năng tăng giá và mang lại lợi nhuận trong tương lai.
#3 Coin nền tảng SOL (thuộc Solana)
Nhắc đến đồng coin nền tảng khi không thể bỏ qua đồng coin này. Cũng giống như ETH, Solana là nền tảng blockchain hỗ trợ cho các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh, với hiệu suất hoạt động cao. Nền tảng Solana được thành lập vào năm 2017, tại San Francisco bởi đội ngũ kỹ sư hàng đầu của những công ty công nghệ lớn Intel, Qualium…
Solana sử dụng giao thức đồng thuận Proof-of-Stake (PoS), nó cung cấp khả năng mở rộng không giới hạn và vẫn đảm bảo tính bảo mật, tính phi tập trung.
Thời điểm hiện tại, Solana có khả năng thực hiện lên tới 60.000 TPS (transactions per second), thời gian khối 650ms và nó chỉ mất chi phí khoảng $0,00005, chi phí này rẻ nhất thị trường. Đặc biệt năm 2021 là năm vô cùng thành công của hệ sinh thái Solana. Giá trị của đồng SOL từ đầu năm đến gần cuối năm đã tăng hơn 100 lần, lọt top các đồng coin có tốc độ tăng trưởng tốt nhất năm 2021.
#4 Coin nền tảng AXAX (thuộc Avalanche)
AVAX là native token của nền tảng Avalanche, coin AVAX gắn liền với hoạt động của mạng lưới Avalanche. Với sự phát triển tốt của hệ sinh thái này cũng là tiền đề tốt để giá trị của đồng coin AVAX tăng trưởng.

Vai trò chính của đồng AVAX cũng tương tự giống như các nền tảng khác với 3 chức năng chính: Thanh toán, Staking, Quản trị.
Token AVAX là một trong những token có tổng nguồn cung giới hạn. Nguồn cung cấp cho mạng chính là 360 triệu token và tổng giới hạn được đặt ở mức 720 triệu token. Trong khi hệ thống sẽ liên tục mint những token mới khi nó đạt đến giới hạn tối đa, các khoản phí cho các hoạt động khác nhau sẽ bị tiêu hủy. Tất cả hoạt động được triển khai trên mạng con Avalanche chính sẽ trả phí trong AVAX.
#5 Coin nền tảng DOT (thuộc Polkdadot)
DOT là token nền tảng của mạng lưới Polkadot, nó thực hiện những chức năng chính như sau:
- Chức năng Quản trị: Các nhà đầu tư có thể sử dụng đồng tiền mã hóa này cho việc quản lý, sửa chữa và phát triển giao thức.
- Chức năng Staking: DOT coin có khả năng tham gia cơ chế đồng thuận xuất hiện trên nền tảng mạng lưới chung, cũng giống như Ethereum.
- Chức năng Tiền thưởng: Đồng DOT cũng có thể trở thành phần thưởng dành cho các nhà đầu tư có hoạt động hiệu quả và tích cực trên nền tảng này.
- Chức năng Bonding: Đây chính là một phương thức bằng chứng cổ phần. Thực tế là những nhà đầu tư có thể liên kết DOT coin với nhau bằng cách tạo ra các Parachain mới (Proof of Stake — PoS).
Dự án Polkadot (DOT) được biết công nghệ mạng lưới blockchain đa chuỗi (multi-Chain), không đồng nhất (heterogeneous) đồng thời nó có khả năng mở rộng. Nền tảng có thể giúp kết nối những chuỗi blockchain riêng lẻ với nhau, từ đó cho phép các chuỗi này có thể trao đổi dữ liệu xuyên chuỗi và tận dụng được tối đa nguồn lực của toàn hệ sinh thái.
Có thể hiểu một cách đơn giản, Polkadot giống như một blockchain của nhiều blockchain. Dự án này sẽ giúp những nhà phát triển có thể xây dựng blockchain riêng trên hệ thống Polkadot một cách dễ dàng, tương tự như các nền tảng như Ethereum hay BNB Chain.
Quá trình đấu giá các Parachain vẫn đang diễn ra, tuy nhiên sau khi quá trình này được hoàn tất, một lượng DOT lớn bị khóa thì hầu như chắc chắn giá trị của coin nền tảng này sẽ có sự tăng trưởng tốt.
#6 Coin nền tảng NEAR (thuộc Near)
Near là đồng coin nền tảng của hệ sinh thái NEAR, được sử dụng để thực hiện thanh toán phí giao dịch và lưu trữ. Đồng này cũng có thể được đặt cược bởi người sở hữu, tham gia vào việc đạt được sự đồng thuận của mạng lưới với tư cách là người xác thực giao dịch (Validators).
Tiềm năng phát triển của coin NEAR phụ thuộc nhiều vào sự phát triển chung của cả hệ sinh thái cũng như Blockchain của Near. NEAR được đánh giá là một nền tảng có sức mạnh nền tảng không kém gì so với nền tảng Ethereum. Điều này là nhờ vào sự khác biệt trong kiến trúc Blockchain đã giúp các nhà phát triển có thể dễ dàng tiếp cận với đồng tiền mã hóa này và ứng dụng hiệu quả.
#7 Coin nền tảng ATOM (thuộc Cosmos)
ATOM chính là đồng coin nền tảng của hệ sinh thái Cosmos. ATOM làm nhiệm vụ thanh toán phí giao dịch, duy trì bảo mật mạng, làm phần thưởng hoặc bỏ phiếu cho các quyết định quản trị.
Cosmos là một Blockchain Layer 0, được phát triển theo mô hình “Internet of Blockchain”. Cosmos sinh ra để giải quyết 3 vấn đề chính của Blockchain hiện nay:
- Khả năng mở rộng: mạng lưới Ethereum dần dần trở nên chậm do có nhiều dự án phát triển, Cosmos đưa ra cách giải quyết là tạo ra các Zone (các blockchain nhỏ khác) dựa trên nền tảng Cosmos SDK.
- Khả năng liên kết và tương tác: Các Blockchain không thể thực hiện tương tác với nhau và phải tạo quá nhiều cầu nối. Cosmos tạo 1 cầu nối IBC có thể kết nối tất cả.
- Khả năng nâng cấp: Cosmos hướng tới khả năng cập nhật tốt khi nâng cấp lên những phiên bản mới.
Trên đây là những chia sẻ của mình về coin nền tảng là gì? Những đồng coin nền tảng tiềm năng hiện nay. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm:
- Coin Sàn là gì? Có nên đầu tư Coin sàn trong thời điểm hiện tại